Nguyễn Văn Thân Thái Bình

Một phần của tài liệu BienBan 23-5-2018s (Trang 28 - 29)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội,

Với tinh thần thử nghiệm, đột phá và vượt trội, tôi có 2 tranh luận:

Tranh luận thứ nhất là với đại biểu Như Hoa và đại biểu Phương đoàn Quảng Bình cùng một số đại biểu khác. Các đại biểu đều có ý kiến là không giao cho Chủ tịch đặc khu nhiều quyền quá, kể cả ký các văn bản, vì không có thời gian. Tôi nghĩ với tinh thần thử nghiệm, vượt trội và đột phá, có lẽ Chính phủ sẽ phải tìm những người có kinh nghiệm và trình độ để làm chức vụ này. Vì thế, nếu những việc lớn, quan trọng mà không quyết được thì tôi nghĩ là lại quay về cái không phải đột phá, cái cũ như chúng ta hiện nay không phải ở khu kinh tế đặc biệt đang làm.

Thứ hai, như đại biểu Thu Hà có nói về vấn đề 99 năm và 70 năm liên quan đến cả đời người, vấn đề lợi dụng để thế chấp, vay tín dụng, báo cáo Quốc hội, các nhà doanh nghiệp khi vào đầu tư đã phải có vốn đóng vào đó rồi, nghĩa là người ta chấp nhận vốn mang từ trong nước hoặc ngoài nước sẽ mang đầu tư vào đấy rồi, có điều kiện của chúng ta rồi, vậy người ta đã cống hiến nguồn vốn đó rồi, nếu thực sự có nhu cầu vay vốn thì đây là điều tốt chứ không dở, vì sẽ khai thác được nguồn vốn trong dân, vay được của ngân hàng. Ngân hàng sinh ra là để cho những người có khả năng xây dựng kinh tế đất nước, điều này chúng ta không ngại, mà tất cả điều đó có cơ quan giám sát ngân hàng, các cơ quan giám sát khác rồi.

Về 99 năm, đấy là đảm bảo tính vượt trội và đột phá, chứ nếu chúng ta không làm, không đưa ra thì các nhà đầu tư người ta sẽ nhìn vào, so sánh với nước khác và tôi được biết là người ta đã làm rồi, nếu chúng ta không vượt trội hơn ở điểm đó thì các nhà đầu tư sẽ không vào. Chúng ta cũng không có lo ngại gì, vì tài sản, công trình của họ ở đất nước mình. Tôi đề nghị đại biểu Hà xem xét vì tôi thấy điều này rất hay, vừa đảm bảo được vấn đề kinh tế đất nước, vừa đảm bảo được vay vốn và sử dụng người tài. Tôi nghĩ rằng kể cả

người ấy tình nguyện làm công dân của nước Việt Nam cũng nên mời người ta vào làm công dân, tôi nghĩ như thế.

Còn việc nữa tôi bổ sung thêm, vì hai tranh luận đó lại nảy sinh, tôi đồng ý với đại biểu Phương là Hội đồng nhân dân giám sát chứ tôi không đồng ý với tinh thần là Hội đồng nhân dân lại bầu Chủ tịch đặc khu. Bởi vì, trong khu kinh tế đặc biệt, dân ít, lực lượng hiểu biết về kinh tế vượt trội mà 15 thành viên, tôi nghĩ trong các đại biểu ấy kiến thức về vấn đề này ít. Chúng ta đi nhiều còn nhiều bỡ ngỡ thì 15 vị ấy lại bầu Chủ tịch đặc khu thì tôi nghĩ là thiếu khách quan. Về vấn đề bầu cử, bầu thì không nên mà chỉ nên giám sát thôi, để tỉnh sẽ trình lên Thủ tướng và Thủ tướng quyết định thì hay hơn. Xin hết.

Một phần của tài liệu BienBan 23-5-2018s (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w