Lê Xuân Thân Khánh Hoà

Một phần của tài liệu BienBan 23-5-2018s (Trang 38 - 39)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội,

Sau khi ban soạn thảo, các bộ, ngành và 3 địa phương đã làm hết sức mình để có bản dự thảo với 85 điều, 6 phụ lục và 1 dự thảo nghị quyết để thi hành sau khi luật thông qua. Tôi thấy đây là sự chuẩn bị hết sức chu đáo, nhanh, đầy đủ của ban soạn thảo để soạn và đề xuất Quốc hội xem xét thông qua dự luật rất đặc biệt và khó. Ý kiến của tôi đầu tiên là nhất trí với nội dung đã trình. So với lần trước Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu, tổ chức nhiều hội thảo và chỉnh lý. Riêng mô hình tổ chức chính quyền địa phương chúng ta đã đi từ Trưởng đặc khu sang có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, chúng ta làm co gọn bộ máy số lượng thành viên. Ví dụ, trong dự thảo trình Hội đồng nhân dân có 15 đại biểu, Ủy ban nhân dân có 3 vị là 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Với bộ máy là một văn phòng chung và trung tâm hành chính công, cộng với 7 cơ quan giúp việc cho Ủy ban nhân dân của đặc khu. Có thể nói rằng bộ máy co gọn, cách thức tổ chức như vậy rất phù hợp với Hiến pháp.

Trong Điều 60 dự thảo luật nêu một câu tôi xin góp ý luôn đó là "Hội đồng nhân dân của đặc khu không tổ chức thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân". Đề nghị xem xét về Thường trực Hội đồng nhân dân đặc khu, vì các ban không có là được nhưng riêng Thường trực Hội đồng nhân dân nên là một tổ chức thường trực. 15 vị đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu mỗi năm chỉ họp 2 đến 4 lần theo quy định, vậy cơ quan giúp việc cho Hội đồng nhân dân để giám sát quyết định những vấn đề liên quan tới các chính sách cơ động của đặc khu phải làm việc và cần có bộ máy thường trực. Bên cạnh đó 15 đại biểu Hội đồng nhân dân theo dự thảo đa số là đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách vì vậy đại biểu chuyên trách cùng 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch Hội đồng có thể tạo thành tổ chức dùng từ là phương thức để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn. Nó không phát sinh tổ chức bộ máy, con người mới, như vậy tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả.

Thực tế Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội thực hiện rất hiệu quả các nội dung liên quan để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Vì vậy, nên thiết kế có Thường trực Hội đồng nhân dân đặc khu. Chủ

tịch, Phó chủ tịch là đại biểu Hội đồng chuyên trách tạo thành thường trực. Thống nhất với cơ chế Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và được sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh. Lần trước chúng ta thiết kế đặc khu có quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và cá nhân với thời hạn 70 năm và 99 năm. Lần này đã có sự cân nhắc và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội cho nên chỉ đặt vấn đề 99 năm đối với những trường hợp thật đặc biệt và quy trình này phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định một cách thận trọng. Như vậy, tôi thấy rất phù hợp với cơ chế mới để chúng ta thúc đẩy việc đầu tư.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo nên rà soát kỹ lại và quan tâm các quy định về thủ tục hành chính, sao cho gọn nhẹ, nhanh nhưng quản lý Nhà nước một cách hiệu quả. Đặc biệt, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, vì nhà đầu tư trong và ngoài nước đang rất quan tâm và nhiều nước cũng rất quan tâm về vấn đề thủ tục đầu tư và thủ tục hành chính trong việc công nhận tất cả các nội dung liên quan tới việc đầu tư của doanh nghiệp và của cá nhân tham gia. Chính vì vậy, một mặt chúng ta công khai, minh bạch hóa, nhưng mặt khác thời hạn phải nhanh, gọn và công khai. Ví dụ, trong Điều 21 khoản 2 của dự thảo luật có quy định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đến trung tâm hành chính công. Chủ tịch đặc khu cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp nộp cho trung tâm hành chính công nhưng thời hạn chúng ta quy định 15 ngày lại từ ông Chủ tịch. Như vậy, từ trung tâm hành chính công đến ông Chủ tịch đặc khu là chúng ta chưa quy định, tạo một khoảng trống và như vậy không có thời hạn. Vì vậy, tôi đề nghị rà soát kỹ lại nội dung, không tạo khoảng trống.

Năm, các kỹ thuật về lập pháp. Các quy định ở Điều 20, 21, 22, 24 về thời hạn giải quyết các giấy tờ, thủ tục đối với doanh nghiệp thì trong dự án luật đang sử dụng song song 2 khái niệm là ngày làm việc và ngày không xác định là ngày làm việc. Tôi đề nghị nên xem xét để quy định thống nhất 7 ngày làm việc hay 7 ngày, kể từ ngày nhận thì phải nêu cho rõ. Có nội dung thì ghi ngày làm việc, có nội dung thì không xác định có ngày làm việc hay không.

Điều 60 là một trong những điều, tôi tập trung đề nghị xem xét thêm. Điều 60 là kết quả bầu cử của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, nhưng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu thì chưa thấy quy định, trong khi đó kết quả bầu cử của Chủ tịch Ủy ban và Phó Chủ tịch Ủy ban được quy định rất cụ thể. Khoản 3 quy định không quá 15 đại biểu thì khoản 1 cũng nhắc lại không quá 15 đại biểu ở Điều 60. Tôi thấy thừa nên xem xét để quy định lại cho phù hợp.

Vấn đề cuối cùng liên quan tới đặc khu Bắc Vân Phong, cho tới giờ này thì Khánh Hòa cùng với các bộ, ngành Trung ương đã chuẩn bị đầy đủ và tất cả các nội dung liên quan đã trình và đang chờ ý kiến và chờ việc thảo luận hôm nay cũng như ngày 15/6 theo chương trình kỳ họp thì sẽ thông qua luật này. Tuy nhiên những ngành nghề ưu đãi của Khánh Hòa, trong đó chúng tôi có văn bản đề nghị nhiều lần và lần này cũng tiếp tục đề nghị nên cho bắc Vân Phong có ưu đãi ngành nghề về công nghệ cao vì đây cũng là một trong những nội dung rất cần thiết.

Một phần của tài liệu BienBan 23-5-2018s (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w