Hợp tác với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 51 - 52)

VI- MỐI QUAN HỆ HẢI QUAN DOANH NGHIỆP ĐỐI TÁC 1 Kết quả triển khai quan hệ đối tác Hải quan Doanh nghiệp

b.Hợp tác với doanh nghiệp

- Tăng cường trao đổi thông tin với các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp có số thu thuế/kim ngạch xuất nhập khẩu lớn trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện sai sót để hướng dẫn doanh nghiệp, nâng cao năng lực tuân thủ tục doanh nghiệp đồng thời cải thiện khả năng dự báo số thu của đơn vị như tại Bình Dương, Đồng Nai;

- Trong năm 2016, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã ký kết 40 văn bản thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp về các nội dung về thực hiện chương trình đối tác chuyên đề báo cáo quyết toán loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu; phối hợp trong thực hiện việc giám sát hàng hóa tại cảng biển; tăng cường hiệu quả cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; xây dựng đối tác thường xuyên.

- Năm 2017, Tổng cục Hải quan ký 02 văn bản thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Hiệp hội Logictics Việt Nam. Các cục Hải quan tỉnh, thành phố ký được 145 văn bản thỏa thuận, quy chế phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội trên địa bàn. Trong đó, Bình Dương đã ký được 07 quy chế phối hợp với 07 Chi, Hiệp hội, ngành hàng trong tỉnh (Hiệp hội thương gia Đài Loan, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc, Hiệp hội XNK Gỗ); ký 03 quy chế phối hợp trao đổi thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng Nai ký 02 bản ghi nhớ và 09 quy chế, thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, ICD trên địa bàn về quy chế phối hợp giám sát, kiểm soát hàng hóa tại kho bãi, quy chế giám sát và quản lý hàng hóa qua hệ thống camera giám sát tại khu vực cảng, ICD.

Các hoạt động hợp tác thường xuyên do cơ quan hải quan các cấp chủ động xây dựng, tổ chức và mời Hiệp hội doanh nghiệp tham gia, tập trung vào các nội dung: tham vấn xây dựng chính sách pháp luật; tiếp nhận giải quyết vướng mắc, phản ánh kiến nghị từ doanh nghiệp, Hiệp hội; đề nghị tham gia vào các cuộc khảo sát đánh giá của cơ quan hải quan (như khảo sát sự hài lòng khách hàng, khảo sát tình hình thực hiện cam kết phục vụ khách hàng, khảo sát xây dựng nội dung giao diện chuyên mục đối tác hải quan doanh nghiệp...). Thông qua các hoạt động hợp tác thường xuyên này đã góp phần đưa cơ quan hải quan đến gần hơn với cộng đồng doanh nghiệp, từ đó xây dựng được sự hiểu biết, đồng thuận, đồng hành giữa các bên.

2. Đánh giá

2.1 Đánh giá của cơ quan Hải quan

Có thể nói, phát triển quan hệ đối tác hải quan - DN là chủ trương phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Chính phủ rất quan tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Sự hợp tác tích cực của DN trong xây dựng chính sách, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) là rất cần thiết giúp cơ quan hải quan “tăng tốc” cải

cách hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35/NQ-CP.

Bên cạnh đó, việc cơ quan hải quan chủ động phát triển quan hệ đối tác hải quan - DN đã và đang góp phần tích cực hỗ trợ, tạo thuận lợi cho phát triển DN, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35/NQ-CP. Cơ quan Hải quan cũng tăng cường tương tác giữa hải quan với cộng đồng doanh nghiệp bằng hoạt động đối thoại, hội nghị, hội thảo chuyên đề; chủ động xây dựng quan hệ đối tác với các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn. Các hoạt động phát triển quan hệ đối tác triển khai trong năm 2016 đã góp phần nâng cao hình ảnh của cơ quan hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể:

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 51 - 52)