VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 64 - 65)

Với mục tiêu thủ tục hải quan được thực hiện “mọi nơi - mọi lúc - mọi phương tiện”, người khai hải quan thực hiện khai báo mọi nơi, với thời gian 24/7, trên các thiết bị cố định, di động, hỗ trợ. Đồng thời, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; các giải pháp về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan được đặt ra là: 1. Chuẩn hóa quy trình thủ tục hải quan, xác định các yêu cầu nghiệp vụ tạo nền tảng để tăng cường ứng dụng CNTT và ứng dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại trong kiểm tra, giám sát hải quan. 2. Triển khai đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống thông quan điện tử thông qua việc duy trì, giám sát và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7; rà soát, đánh giá nhu cầu việc sử dụng các trang thiết bị để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhu cầu sử dụng của từng đơn vị và nghiên cứu công nghệ, thiết bị mới để ứng dụng trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan...

3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hải quan, giảm thời gian kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành

4. Xây dựng và hoàn thiện mô hình địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tập trung cho nhiều chi cục Hải quan, mở rộng thực hiện soi chiếu trước đối với hàng hóa nhập khẩu và soi chiếu sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu;

5. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/11/2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, xây dựng và định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu; xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS;

6. Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước; mở rộng thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu, tăng cường hoạt động của các Chi cục Kiểm định trực thuộc Cục Kiểm định; mở rộng thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu; xây dựng mô hình, triển khai áp dụng phương pháp giám sát, công nghệ giám sát hiện đại...

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 64 - 65)