Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động Hải quan:

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 62 - 63)

VI- MỐI QUAN HỆ HẢI QUAN DOANH NGHIỆP ĐỐI TÁC 1 Kết quả triển khai quan hệ đối tác Hải quan Doanh nghiệp

1) Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động Hải quan:

- Các văn bản luật, các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện cần phải được công khai, dễ truy cập và được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán. Tổng cục Hải quan ngoài việc truyền tải các thông tin một cách có hệ thống, cập nhật mới lên trang web của Tổng cục Hải quan, trang web của Cục Hải quan các tỉnh thành phố, các ấn phẩm của ngành như Báo Hải quan, Bản tin nghiên cứu Hải quan còn cần phải bố trí bộ phận thường xuyên theo dõi, cập nhật văn bản mới, hướng dẫn những vấn đề cốt lõi nhất trong văn bản quy định mới để các đối tượng có liên quan dễ dàng tiếp cận, hiểu đúng tinh thần và nội dung văn bản, từ đó đảm bảo việc thực hiện được thống nhất. Điều này đòi hỏi được thực hiện không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những người khai hải quan, mà ngay cả cán bộ công chức hải quan, cán bộ công chức của các bộ phận có liên quan thuộc các Bộ ngành khác cũng cần hiểu và nắm rõ, có như vậy mới thực thi đúng chức trách nhiệm vụ và hướng dẫn được cho khách hàng.

- Trong các văn bản pháp quy cần quy định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ của các bên liên quan như công chức hải quan, doanh nghiệp để có cơ chế giám sát lẫn nhau...

- Tính minh bạch và công khai trong các hoạt động của hải quan cần được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý và cán bộ công chức hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ cho các đối tác và các bên có liên quan..

- Một vấn đề cũng cần được lưu ý để đảm bảo tính minh bạch là các đối tác liên quan như doanh nghiệp, người khai thuê hải quan, các hiệp hội ngành hàng cần được tham gia vào việc xây dựng các văn bản pháp quy, đặc biệt là những văn bản có liên quan đến chế độ, chính sách, đến hoạt động xuất nhập khẩu, bởi hơn ai hết chính họ sẽ mang tính thực tiễn cao và giúp cho các nhà xây dựng

chính sách có thêm thông tin để hoàn thiện văn bản mang tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, không phải bất cứ ý kiến nào của các đối tượng liên quan cũng được xem xét, mà cơ quan hải quan sẽ chỉ xem xét những ý kiến tích cực, hợp lý, xác đáng, góp phần hoàn thiện các văn bản pháp quy.

- Ngược lại, các doanh nghiệp, những người khai thuê hải quan cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách mới bởi họ chính là người khai vào tờ khai hải quan các thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và chịu trách nhiệm về những thông tin đã khai báo đó. Điều này rất cần thiết trong xu thế cải cách, hiện đại hóa hải quan hiện nay đó là doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan hải quan chỉ giám sát, kiểm tra. Thực hiện điều này cũng sẽ khắc phục được tình trạng trước đây có những doanh nghiệp trông chờ công chức hải quan hướng dẫn chi tiết, trả lời từng việc cụ thể hay khai thay và khi thông tin không đúng, không chính xác thì họ cho rằng đã có ý kiến của hải quan và họ cũng không phải chịu trách nhiệm gì… Vì vậy, vấn đề đặt ra là công chức hải quan không hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục kê khai hải quan, mà hỗ trợ họ có được các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách mới, hỗ trợ trong việc tập huấn để họ hiểu và nắm chắc các quy định có liên quan, từ đó họ vận dụng và thực hiện khai báo đối với lô hàng xuất nhập khẩu của mình.

Một phần của tài liệu 324666_489-qd-tchq (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w