Sở hữu toàn dân là tài sản thuộc sở hữu chung của toàn dân, toàn dân ủy quyền cho nhà nước quản lý tài sản của họ, nhà nước quản lý tài sản theo nguyện

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 72 - 73)

quyền cho nhà nước quản lý tài sản của họ, nhà nước quản lý tài sản theo nguyện vọng, lợi ích của toàn dân. Nhưng việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những loại tài sản đó phải tuân theo quy định của pháp luật. Các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm đất đai; tài nguyên nước, khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước

47 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

- Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân, tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về giá trị và số lượng. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái với quy định pháp luật. Việc thực hiện quyền đối với tài sản thuộc sở hữu riêng không được ảnh hưởng hoặc gây hại đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia. . .

- Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung được các chủ thể xác lập theo sự thỏa thuận và tuân theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Đối với sở hữu chung theo phần thì mỗi chủ sở hữu chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với số tài sản của mình trong số tài sản chung nếu không có thỏa thuận gì khác. Đối với tài sản chung hợp nhất thì quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của các chủ sở hữu đều ngang nhau.

51. Khái niệm quyền chiếm hữu và các hình

thức chiếm hữu tài sản hợp pháp theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã của Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015?

Khái niệm (Điều 186): Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Các hình thức chiếm hữu hợp pháp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w