Pháp điều chỉnh của Luật Hình sự Việt Nam?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 48 - 49)

- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên của cơ quan

pháp điều chỉnh của Luật Hình sự Việt Nam?

Khái niệm

Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm; đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

Đối tượng điều chỉnh

Mối quan hệ được Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với người phạm tội.

Luật Hình sự Việt Nam điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện bất kỳ một tội phạm nào được quy định bởi Bộ luật Hình sự. Trong đó:

- Nhà nước với tư cách là người bảo vệ pháp luật, lợi ích của toàn xã hội

31 Dương Huy Hoàng - Thông tin 55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

có quyền truy tố, xét xử và trừng phạt kẻ phạm tội theo quy định của Luật Hình sự. Mặt khác, nhà nước là người duy trì công lý có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phạm tội.

- Người phạm tội là người (cá nhân hoặc pháp nhân) thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng với mình do hành vi phạm tội. Đồng thời họ có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ các quyền lợi chính đáng của bản thân.

Phương pháp điều chỉnh

Luật Hình sự sử dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước với người phạm tội. Nhà nước có quyền dùng sức mạnh cưỡng chế của mình để buộc người phạm tội chịu trách nhiệm về tội phạm họ đã gây ra mà không phụ thuộc hay bị cản trở bởi cá nhân, tổ chức nào. Người phạm tội phải tự gánh chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình. Tính chất quyền uy thể hiện ở chỗ nhà nước có quyền ra quyết định, ra lệnh; người phạm tội có nghĩa vụ phục tùng.

35. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w