Trình bày mục đích, ý nghĩa của Luật Nghĩa vụ quân sự? Phân tích các nguyên tắc cơ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 114 - 117)

- Về văn hóa, đạo đức: Tham nhũng là các tệ nạn xã hội, là cái xấu nhiều khi được che đậy bằng những hình thức có vẻ văn hóa và công khai Tham

74. Trình bày mục đích, ý nghĩa của Luật Nghĩa vụ quân sự? Phân tích các nguyên tắc cơ

Nghĩa vụ quân sự? Phân tích các nguyên tắc cơ bản thể hiện trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015?

Mục đích

Một là, nhằm phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam;

Hai là, để thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam làm tròn nghĩa vụ quân sự;

Ba là, để xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa

73 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

Với những mục đích trên, Luật Nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa là công cụ để nhà nước và nhân dân ta xây dựng quân đội trong những điều kiện chiến tranh hiện đại; là cơ sở pháp luật thống nhất trong việc tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật Nghĩa vụ quân sự đồng thời thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Nguyên tắc

a) Nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ tổ quốc

XHCN

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. . . ” (Hồ Chí Minh). Dựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là hai nhiệm vụ chiến lược không bao giờ tách rời trong mọi giai đoạn cách mạng nước ta.

b) Nguyên tắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân

Điều này đã được thể hiện tại Điều 5 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Lịch sử cũng đã chứng minh qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

c) Nguyên tắc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân

Điều 45 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều này đã được khẳng định lại tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự.

Thực tế cho thấy, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhân dân ta không tiếc xương máu, của cải để làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đề đánh thắng giặc ngoại xâm, giành quyền làm chủ của công dân một nước độc lập, giành lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Đó chính là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, góp phần tạo nên những thành quả to lớn của cách mạng nước ta.

d) Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ quân

sự

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong Luật Nghĩa vụ quân sự: “Công dân nam,

74 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

dân Việt Nam” (khoản 2 Điều 4). Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ (Khoản 2 Điều 6).

75. Quy định về đối tượng và thời hạn phục

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w