- Hình thức hợp đồng đáp ứng yêu cầu của pháp luật đối với loại hợp đồng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014?
Ly hôn (khoản 14 điều 3) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Căn cứ ly hôn: Tòa án xem xét và quyết định cho vợ, chồng ly hôn khi có một trong các căn cứ sau:
+ Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly
hôn.
+ Trong trường hợp đặc biệt, việc xem xét cho ly hôn bị hạn chế dù có căn cứ. Đó là: Người chồng không có quyền ly hôn trong khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.
Hậu quả pháp lý của ly hôn:
+ Về nhân thân: Sau khi quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, vợ chồng đều có quyền kết hôn với người khác nhưng vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau trong trường hợp pháp luật quy định (trường hợp một trong hai bên có khó khăn đặc biệt mà có yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Ví dụ như không có khả năng lao động mà không có nguồn tài sản, thu nhập nào để nuôi sống bản thân).
+ Về tài sản: Việc chia tài sản do vợ chồng thỏa thuận và được tòa án công nhận. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án quyết định chia theo pháp luật. Trong đó, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Bên có tài sản phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình, nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì tòa án coi là tài sản chung.
Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật
66. Quy định về việc mang thai hộ trong Luật