Hiến Việt Nam?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 38 - 43)

- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên của cơ quan

hiến Việt Nam?

Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp nước ta gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, làm nên Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trải qua hơn 70 năm, 5 bản Hiến pháp của nước ta lần lượt ra đời vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đánh dấu những bước phát triển trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Các bản Hiến pháp gắn liền với việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử lập hiến Việt Nam. Trong phiên họp ngày 3/9/1945, Người đã đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là làm Hiến pháp. Người

23 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

nói “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”.

Hiến pháp năm 1946

Là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, là Hiến pháp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, và cũng là bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp, quan hệ đến sự mất còn của chính quyền nhân dân non trẻ, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng lúc đe dọa nền độc lập mới giành được. Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có tính hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền lực nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp, cũng là lần đầu tiên người lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền.

Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 9/11/1946, gồm lời nói đầu, 7 chương, 70 điều.

Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946 ghi nhận thành quả cách mạng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất lãnh thổ quốc gia trong hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược; thể hiện rõ đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ lịch sử này. Hiến pháp năm 1946 còn xác định những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn lịch sử trước mắt và vạch ra những đường lối cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ theo nguyên tắc “đoàn kết toàn dân”. Hiến pháp năm 1946 xây dựng và đặt nền móng cho bộ máy nhà nước theo kiểu mới ở Việt Nam trên nguyên tắc “tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân”.

Với tư cách là đạo luật cơ bản của nhà nước, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền tự do dân chủ của nhân dân và đảm bảo cho việc thực hiện quyền này trên thực tế, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân ở nước ta. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân, chưa phải là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, nhưng xét về bản chất, nó thuộc kiểu Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ một bản Hiến pháp nào trên thế giới.

Hiến pháp năm 1959

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

mới về thế và lực. Đảng ta đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm thống nhất đất nước.

Trước tình hình nhiệm vụ mới, Hiến pháp năm 1946 không còn phù hợp, đòi hỏi phải có một Hiến pháp khác nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959 Quốc hội đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp năm 1959 và được Chủ tịch nước công bố ngày 01/01/1960.

Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bước phát triển thứ hai trong lịch sử lập hiến ở nước ta.

Hiến pháp năm 1959 gồm lời nói đầu, 10 chương, 112 điều. Hiến pháp năm 1959 tiếp tục củng cố nền móng dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa: xác định tính chất của Nhà nước ta là “Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. (Lời nói đầu Hiến pháp năm 1959).

Hiến pháp năm 1959 ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Nó thể chế đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhằm xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hiến pháp năm 1959 đã thực sự là cương lĩnh đoàn kết lực lượng đấu tranh để thực hiện “hòa bình thống nhất nước nhà”; khẳng định rõ lập trường kiên định của nhân dân Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Nó là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta. Hiến pháp năm 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp năm 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980. Hiến pháp ra đời trong điều kiện đất nước đã được độc lập, thống nhất, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Trước những đổi thay trong nền kinh tế - xã hội và sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, Hiến pháp năm 1959 không còn phù hợp, cần thiết phải có một Hiến pháp

25 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

khác để thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của lịch sử. Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đã xác định những thành quả đấu tranh của nhân dân ta đồng thời là cương lĩnh hành động của cả nước trong giai đoạn mới của cách mạng.

Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Hiến pháp năm 1980 gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Hiến pháp năm 1980 xác định tính chất giai cấp của Nhà nước ta trong điều kiện cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều 2 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng. . .

xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản”. Đặc biệt nội dung của Hiến pháp đã quy định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước (Điều 4 Hiến pháp năm 1980). Đây là nội dung mà hai bản Hiến pháp trước chưa đề cập đến.

Hiến pháp năm 1980 tổng kết những thành tựu mà nhân dân ta đã giành được trong hơn 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định phương hướng và mục tiêu phát triển của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp năm 1992

Sau hơn 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo (1986), đất nước đã giành được những thành tựu bước đầu rất quan trọng trên các lĩnh vực. Trong quá trình phát triển, một số nội dung của Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Sự điều chỉnh của Hiến pháp bị hạn chế cả về tính hiệu quả và tính hiện thực, đòi hỏi phải sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15/4/1992 tại kỳ họp thứ 11 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) công bố ngày 18/4/1992.

Hiến pháp năm 1992 đánh dấu bước phát triển thứ tư trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp của quá trình đổi mới xã hội sâu sắc và toàn diện. Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa đường lối cách mạng Việt Nam đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”, tạo cơ sở pháp lý thực hiện đường lối đổi mới nhằm từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nhà nước thực sự của nhân dân,

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

do nhân dân, vì nhân dân.

Do những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2001. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980; đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Hiến pháp năm 2013

Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước ta phải đối mặt với những vấn đề mới phát sinh trong điều kiện xây dựng và từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế mà Hiến pháp năm 1992 chưa tiên liệu được. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, thẩm quyền, trách nhiệm chưa rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết phục vụ công cuộc đổi mới; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền diễn ra phức tạp. Trước tình hình đó, việc kiện toàn bộ máy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu cấp bách.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (12-19/01/2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó xác định những mục tiêu, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, hướng vào thực hiện tám đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bao gồm: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Bối cảnh kể trên khiến cho Hiến pháp năm 1992, mặc dù đã được sửa đổi,

27 Dương Huy Hoàng - Thông tin55 55

Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật

bổ sung vào năm 2001 đã trở nên lạc hậu và không phù hợp. Do vậy, cần phải được tiếp tục sửa đổi để phù hợp và thể chế hóa những định hướng, mục tiêu mới trong Cương lĩnh năm 2011 và các văn kiện khác của Đại hội Đảng lần thứ XI.

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013 (với 97,59 % (486/488) đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành). Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, đồng thời là bản Hiến pháp mở ra những nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc và ổn định cho việc tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể chế hóa sâu sắc hơn quan điểm về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người; xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ vũng chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp nước ta vừa mang tính kế thừa và phát triển liên tục, vừa thể hiện nhất quán ở những nội dung cơ bản như dựng nước gắn liền với giữ nước, từng bước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chi tiết NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w