- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên của cơ quan
chủ quan của vi phạm pháp luật để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý?
cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý?
Lỗi là dấu hiệu cơ bản trong mặt chủ quan và bắt buộc phải có trong mọi loại vi phạm pháp luật. Nó được xem như là thước đo của trách nhiệm pháp lý, biểu hiện thái độ tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.
- Lỗi cố ý là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra (cố ý trực tiếp) hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp).
- Lỗi vô ý là lỗi của một chủ thể thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được những hậu quả lại xảy ra (vô ý vì quá tự tin); hoặc do cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù có thể xảy ra và phải thấy trước (vô ý do cẩu thả).
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý, phải xem xét cụ thể yếu tố lỗi. Trên thực tế có những hành vi về hình thức là trái pháp luật nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi, vì vậy hành vi trái pháp luật đó không phải là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội và có lỗi mới là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý.
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp
luật.
Mục đích là cái đích đặt ra từ trước mà trong suy nghĩ chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật mong muốn đạt được.
Động cơ, mục đích tuy là những yếu tố thuộc mặt chủ quan, song việc xác định nó hay không phải căn cứ vào từng vi phạm pháp luật cụ thể. Có như vậy, việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế mới chính xác, phù hợp với mục đích cần truy cứu trách nhiệm pháp lý và đạt hiệu quả cao trong cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
Đề cương ôn tập chi tiết môn Nhà nước và Pháp luật
Phần III