Qua kinh nghiệm của một số nước, có thể thấy các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách tài trợ ưu đãi cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm, các vùng, miền khó khăn,… Đặc biệt, nước ta mặc dù đã tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại thế giới, nhưng vẫn là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp với sự tăng trưởng, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu, hơn nữa lại tỷ trọng phát triển kinh tế không đồng đều ở các vùng miền trên cả nước. Do vậy, sự ưu đãi vay vốn đối với một số dự án tập trung vào các ngành nghề trọng điểm đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các khu vực khó khăn – một phần của chính sách tín dụng Nhà nước- là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu vốn là rất lớn nhưng nguồn
39
vốn chính sách lại chỉ có giới hạn nên sự ưu đãi vay vốn này không thể tùy tiện mà phải được nghiên cứu để thực hiện cho vay có hiệu quả nhất. Từ kinh nghiệm của một số nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để xây dựng các quy định về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ như sau:
Thứ nhất, Chính phủ giao cho một tổ chức tín dụng đặc biệt để thay mặt
thực hiện cho vay đối với những dự án phát triển kinh tế xã hội cần sự tài trợ. Qua kinh nghiệm hoạt động cho vay theo chỉ định của các nước, việc tài trợ vốn thông qua cho vay theo chỉ định cần được giao cho một tổ chức tín dụng nhất định nhằm đảm bảo tập trung các nguồn vốn cho phát triển kinh tế; thu hồi được nguồn tài trợ bao gồm cả gốc và lãi; quay vòng vốn để tài trợ cho nhiều dự án; tự trang trải được chi phí và có một phần lợi nhuận. Điều này giúp cho dự án có được sự hỗ trợ cần thiết để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong thực hiện dự án đảm bảo thu hồi vốn trả nợ vay. Bên cạnh đó, các khoản cho vay của tổ chức tín dụng được thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ đảm bảo các nguyên tắc tín dụng cơ bản từ khâu thẩm định đến cơ chế quản lý vốn giải ngân tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Điều này góp phần kiểm soát tình hình thực hiện và hiệu quả của dự án làm hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng vốn. Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của mình, ngân hàng còn có thể hỗ trợ và tư vấn các phương án tài chính để dự án đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, cần có những quy định nhằm nâng cao tính độc lập, tự chủ trong quyết định cho vay của tổ chức tín dụng được chỉ định: đối với một nền kinh tế thị trường, việc can thiệp sâu của Chính phủ vào các quyết định cho vay của tổ chức tín dụng cần được hạn chế. Đa số các nước có hoạt động cho vay theo chỉ định hiện nay như Đức, Nhật Bản,.. đều cố gắng giảm thiểu tối đa sự can thiệp có tính mệnh lệnh hành chính trong cac quyết định cho vay dự án đầu tư phát triển. Bởi lẽ,việc chỉ định cho vay đối với một số dự án đặc biệt là cần thiết. Nếu Chính phủ ưu tiên phát triển các khu vực lạc hậu hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các ngành nghề nhất định,… thì Chính phủ sẽ dùng quyền lực của mình để buộc các tổ chức tín dụng phải tài trợ theo định hướng này - đặc biệt là sự can thiệp đối với các tổ chức tín dụng có một phần hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu của Nhà nước, chịu sự kiểm soát của Chính phủ [28, tr.46].
40
Những can thiệp này một mặt có tác động tích cực lên nguồn vốn cho vay đối với các dự án cần tài trợ, bởi khi có sự chỉ định của Chính phủ, đồng nghĩa với việc Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ tài chính để tổ chức tín dụng đó có thể chịu đựng được các chi phí và rủi ro khi cho vay cũng như duy trì hoạt động của chính tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sự can thiệp sâu của Chính phủ có thể gây ra những hệ quả tiêu cực. Về phía đối tượng vay vốn, do được sự hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ nên sinh ra tâm lý ỷ lại, không nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tận dụng được tối đa sự ưu đãi có được, mà thậm chí còn coi những
ưu đãi đó là đương nhiên, là cấp phát “cho không” nên sử dụng một cách lãng
phí. Về phía tổ chức tín dụng, do quyết định chấp nhận cho vay chỉ còn mang tính hình thức, nên đôi khi công tác thẩm định hồ sơ vay vốn bị xem nhẹ, không thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định, đánh giá phương án tài chính, phương án thực hiện dự án qua loa, bỏ sót những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện. Sự can thiệp của Chính phủ đối với quyết định cho vay của tổ chức tín dụng đã phần nào là nguyên nhân gây ra tham nhũng lãng phí. Do đó, đa phần các nước đều hạn chế tối đa việc can thiệp chính sách vào từng khoản vay dự án. Nước ta cũng nên có những quy định để nâng cao tính độc lập và quyền tự chủ trong các quyết định cho vay của tổ chức tín dụng khi cho vay các dự án theo chỉ định.
Thứ ba, các quy định về thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm soát thực hiện
khoản vay là vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất cứ khoản vay nào. Dựa trên kinh nghiệm về thẩm định dự án mà Nhật Bản áp dụng, các quy định thẩm định hồ sơ vay vốn của nước ta cũng cần phải được xây dựng một cách chặt chẽ và có cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm túc, tuân thủ pháp luật, đánh giá khả năng thực hiện dự án một cách khách quan. Thông qua quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định của ngân hàng có thể kiểm tra, rà soát những điểm còn thiếu sót nếu có trong phương án thực hiện dự án của chủ đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện, khả năng hoàn trả vốn vay của chủ đầu tư. Đồng thời, việc giám sát quá trình giải ngân cần thực hiện một cách chặt chẽ theo các quy định về giải ngân vốn. Vốn vay phải được giải ngân đúng tiến độ, đúng mục đích cam kết.
Thứ tư, quy định về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng hỗ trợ lãi
41
xem xét đối với từng dự án cụ thể để áp dụng lãi suất phù hợp. Quy định lãi suất cho vay các dự án được chỉ định có thể nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của Đức để điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của từng dự án. Đối với những dự án có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, có thể áp dụng lãi suất ưu đãi thời gian đầu để hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước, nhưng khi đã đi vào hoạt động một thời gian và bước đầu có hiệu quả tài chính thì cần tăng lãi suất hoặc áp dụng lãi suất thị trường để đảm bảo tính công bằng cho hoạt động đầu tư nói chung và nâng cao trách nhiệm trong việc trả nợ vay của chủ đầu tư. Sự ưu đãi của ngân hàng đối với các dự án chỉ thể hiện ở mức vốn vay, thời hạn cho vay, thời hạn ân hạn [28, tr.64].
Thứ năm, các quy định về bảo đảm tiền vay cần chặt chẽ, đối với những
khoản vay dự án có độ rủi ro cao, chỉ cho vay khi có sự cam kết trả nợ của Chính phủ tương tự như bài học từ thực tiễn cho vay theo chỉ định của Trung Quốc đối với các dự án có hiệu quả kinh tế thấp. Điều này là cần thiết để đảm bảo cho ngân hàng cho vay có thể hoạt động trong mức an toàn vốn cho phép kể cả khi dự án không thể thu hồi được nợ.
Thứ sáu, ngoài các quy định của pháp luật, việc cho vay vốn thực hiện
dự án theo chỉ định Chính phủ cũng cần xem xét một số vấn đề khác như tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng có kế hoạch mở rộng nguồn vốn cho vay ưu đãi bên cạnh nguồn vốn từ Chính phủ. Với sự phát triển của thị trường tài chính như hiện nay, các tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay có thể tự huy động thêm nguồn vốn vay thông qua phát hành trái phiếu hoặc các kênh huy động phù hợp khác mà pháp luật không cấm. Điều này là phù hợp và tương đồng với hoạt động cho vay theo chỉ định ở các nước khác như Đức, Trung Quốc hay Nhật Bản bởi tự chủ nguồn vốn sẽ góp phần nâng cao tính độc lập trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được chỉ định thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ của Chính phủ. Điều này về lâu dài sẽ có ích cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng, vừa đảm bảo có đủ nguồn vốn cho vay trung và dài hạn cho các dự án lớn cần sự hỗ trợ đầu tư, vừa tránh khỏi sự can thiệp sâu của Chính phủ, phù hợp hơn với quy luật và sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
42
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ như sau:
- Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, luận văn đã đưa ra được khái niệm, các nội dung cơ bản của pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, các nhân tố chi phối đến quy định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
- Thứ hai, thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình có hoạt động cho vay các dự án theo chỉ định, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động này.
Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng các quy định về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ở chương 2 của luận văn.
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.