ĐỘNG CHO VAY THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Hoàn thiện pháp luật phải đi kèm với nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ. Trong đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Một là, xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng như: việc trả lãi và trả nợ gốc khi đến hạn, hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc chấm điểm xếp hạng khách hàng là cơ sở phục vụ cho công tác thẩm định, cho vay và quản lý rủi ro để áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng/nhóm khách hàng.
Đầu tiên là xây dựng các tiêu chí để chấm điểm xếp hạng khách hàng vay vốn, các tiêu chí này có thể được chia thành hai nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá năng lực của khách hàng một cách cụ thể.
Nhóm chỉ tiêu tài chính dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản như: tính thanh khoản, khả nâng tự tài trợ, sinh lời, sức tăng trưởng, ..
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính phản ánh năng lực quản lý điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác của khách hàng.
101
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng cũng cần quan tâm đến tính chất ngành nghề, địa bàn đầu tư, loại hình doanh nghiệp,… Điểm xếp hạng và phân loại khách hàng được xác định qua đánh giá bằng thang điểm theo mức rủi ro khi cho vay dựa trên điểm tổng hợp các tiêu chí trên. của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng [27, tr.88].
Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là nhằm hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục cho vay. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay cũng như công tác giám sát, thu hồi nợ. Từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín dụng, biện pháp đảm bảo cho khoản tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho hoạt động tín dụng đầu tư của nhà nước.
Thứ hai, giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề, đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như đối với toàn bộ danh mục cho vay, nâng cao chất lượng cho vay
Thứ ba, tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Hình thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng
Thứ tư, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ cần được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay trong cả hệ thống các đơn vị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
102
nhằm đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho hệ thống Ngân hàng. Từ đó, giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý tín dụng phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư. Hệ thống cần xây dựng phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển dài hạn của ngân hàng.
Để việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ chính xác, hiệu quả thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần hình thành hệ thống dữ liệu thông tin về khách hàng, giảm tình trạng cán bộ tín dụng do phải tự thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như internet, báo chí, các đối tác của khách hàng,… nên độ tin cậy không được kiểm chứng, không có tính hệ thống để làm cơ sở so sánh, đánh giá. Cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng cần bao gồm các thông tin cơ bản như: lịch sử phát triển, quy mô doanh nghiệp, chỉ số tài chính, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín trong quan hệ hợp tác, quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác và đối tác kinh doanh,… thông tin về ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đầu tư như thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh trên thị trường,.. và bố trí bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin.
Như vậy, nhờ có hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng nội bộ, cùng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, Ngân hàng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý, đồng thời có cơ sở để áp dụng các biện pháp,chính sách tín dụng, quản lý danh mục tín dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Hai là, quy định hƣớng dẫn cụ thể việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế
103
Theo yêu cầu của thực tiễn hoạt động tín dụng, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng. Điều này đặc biệt cần thiết trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về xếp hạng tín dụng nội bộ (ngoại trừ 1 phần nhỏ được nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về
“phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của TCTD”) mà đa phần các tổ chức tín dụng tự xây
dựng hệ thống này theo các phương pháp khác nhau dẫn đến sự không thống nhất, thiếu tương đồng trong xếp hạng khách hàng tại các tổ chức tín dụng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản lý các khoản cho vay. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn, tạo lập khung pháp lý cụ thể để các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thống nhất, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ba là, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngân hàng, trọng tâm là cán bộ thẩm định và cán bộ quản lý tín dụng thông
qua việc tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm, hội thi cán bộ nghiệp vụ giỏi, tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh, phòng ban trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng xứng đáng với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đóng góp cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, đồng thời có cơ chế xử lý kỷ luật những cán bộ cố ý vi phạm các quy định trong hoạt động cho vay.
Một số kiến nghị khác:
- Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đặc biệt các quy chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài
104
chính, xử lý tranh chấp, tạo môi trường đầu tư ổn định, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
- Tạo sự chủ động tương đối trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tránh can thiệp sâu vào các quyết định cho vay của Ngân hàng. Nâng cao tính chủ động, minh bạch, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng đối với tất cả các quyết định cho vay của mình, phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, ổn định, có tính khả thi cao, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho các chủ đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm theo chiến lược phát triển của nhà nước.
- Sửa đổi bổ sung Nghị định Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu hiện nay, có định hướng nâng lên thành luật, pháp lệnh về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm đảm bảo khung pháp lý đủ mạnh và có tính ổn định để làm cơ sở điều chỉnh hoạt động cho vay đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nội dung chính sách cho vay thực hiện dự án theo chỉ định cũng cần xem xét sửa đổi theo hướng đầu tư có trọng điểm, không dàn trải.
- Các Bộ, Ngành, địa phương cần tăng cường kiểm tra giám sát, cũng như phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án được thực hiện trên địa bàn, các dự án thuộc lĩnh vực mà Bộ, Ngành địa phương quản lý, có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận được nghiên cứu ở chương 1, đánh giá thực trạng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đã trình bày ở Chương 2 cùng với Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra, Chương 3
105
của luận văn đã đưa ra những định hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể:
- Thứ nhất, luận văn đã đưa ra những định hướng hoạt động trong thời gian tới của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung cũng như định hướng để hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng nói riêng.
- Thứ hai, trên cơ sở các định hướng hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ cũng như những đánh giá, nhận định về các vấn đề còn tồn tại trong thực trạng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
106
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về việc Ngân hàng Phát triển cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ để đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành đang được áp dụng trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho vay dự án theo chỉ định Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu cho vay dự án mà Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn tiếp theo, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn đã hệ thống hóa và phát triển được một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Trên cơ sở nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, luận văn cũng đã đưa ra được khái niệm, các nội dung cơ bản của pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ; các nhân tố chi phối đến quy định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ Đồng thời, thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình có hoạt động cho vay các dự án theo chỉ định, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động này.
Hai là, luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng
pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá những quy định còn vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định trên cơ sở tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ba là, định hướng hoạt động trong thời gian tới của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam nói chung cũng như định hướng để hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng nói riêng, luận văn đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, qua
107
đó phần nào nâng cao hiệu quả cho vay dự án mà Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện.
Nhìn chung, sau hơn chín năm đi vào hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã chứng minh việc thành lập theo mô hình Ngân hàng Phát triển ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù thời gian hoạt động dưới mô hình ngân hàng chính sách thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước chưa nhiều song những đóng góp ban đầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là rất quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần không nhỏ trong việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội trọng điểm, các dự án tại các vùng miền khó khăn, tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế theo đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhờ có những quy định pháp luật cụ thể đã tạo điều kiện cho Ngân hàng phát huy tốt vai trò là đơn vị thay mặt Chính phủ tài trợ vốn cho nền kinh tế nói chung, tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói riêng.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, áp dụng đồng bộ theo lộ trình cụ thể phù hợp với chính sách phát triển chung của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên với những hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, và các anh, chị, các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chính sách phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2012), Một số
vấn đề về chiến lược hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 70, tr.3-8.
[2]. Ban chính sách phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2015), Đẩy
mạnh thực hiện nhiệm vụ năm 2015 theo lộ trình chiến lược phát triển