khoản vay
Các điều kiện tín dụng cơ bản của khoản vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng Phát triển Việt Nam. Một số nội dung trong các quy định thuộc về chính sách cho vay của Ngân hàng cần hoàn thiện:
Một là, hoàn thiện các quy định về lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay cần được xác định linh hoạt đối với từng dự án, đồng thời giao quyền chủ động cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định lãi suất cho vay các dự án theo chỉ định.
+ Quy định áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với từng dự án căn cứ vào tỷ lệ sinh lời và mức độ rủi ro của dự án.
Mỗi dự án có tỷ lệ sinh lời và mức độ rủi ro không giống nhau, do vậy, ngoài căn cứ vào chi phí vốn thì việc xác định lãi suất cần căn cứ khả năng sinh lời và mức độ rủi ro đối với từng dự án. Đối với những dự án đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời như các công trình đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như dầu khí, xi măng, sản xuất thép, tuy mức vốn cho vay ban đầu là rất lớn nhưng đóng góp cho nền kinh tế và lợi nhuận thu được sau khi
93
hoàn thành và đi vào hoạt động là rất khả quan. Trong khi đó, các dự án đầu tư vào an sinh xã hội như xây dựng đê, đập chống lũ, các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường lại hầu như không thu được lợi nhuận mà chỉ có giá trị về mặt hiệu quả xã hội. Do đó, áp dụng một mức lãi suất đối với tất cả các dự án cho vay theo chỉ định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là không phù hợp và giảm hiệu quả sử dụng vốn chi cho đầu tư phát triển của Nhà nước.
Hiện lãi suất cho vay dự án được áp dụng một mức cố định theo quy định của Bộ tài chính và luôn thấp hơn lãi suất trên thị trường. Điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng gánh nặng đối với Ngân sách nhà nước bởi lẽ nếu lãi suất cho vay quá thấp sẽ làm tăng mức cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước ưu đãi và lãi suất huy động đầu vào của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay, nếu tiếp tục duy trì quy định lãi suất tài trợ như vậy sẽ không đảm bảo được sự bền vững về tài chính và làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do phụ thuộc vào trợ cấp của Chính phủ và các nhà tài trợ.
+ Quy định nhiều khung lãi suất khác nhau áp dụng cho những ngành nghề, vùng miền, đối tượng khác nhau.
Chẳng hạn như đối với các dự án đầu tư trên địa bàn vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn; các dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc bị khống chế giá sản phẩm đầu ra như dự án cấp nước sinh hoạt, dự án nhà ở xã hội,..nên được áp dụng khung lãi suất cho vay thấp hơn để khuyến khích, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và sức cạnh tranh cho dự án [27, tr.75].
Mặt khác, trong giai đoạn đầu tư hoặc những năm đầu của giai đoạn vận hành, khi chưa sản xuất ra sản phẩm hoặc sản phẩm chưa quen với thị trường thì lãi suất cho vay có thể áp dụng ở khung lãi suất thấp hơn, đến khi
94
sản phẩm đã bước đầu có chỗ đứng trên thị trường thì lãi suất sẽ quy định ở khung lãi suất cao hơn. Như thế lãi suất cho vay sẽ vừa đảm bảo sự ưu đãi cho các dự án cho vay theo chỉ định vừa giảm gánh nặng cấp bù lãi suất của Ngân sách Nhà nước.
+ Quy định cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam có quyền chủ động tương đối trong việc quyết định lãi suất cho vay đối với từng dự án. Bởi lẽ, quy định lãi suất cho vay hiện nay được điều chỉnh theo lãi suất quy định của Bộ tài chính tại thời điểm giải ngân. Trong khi Ngân hàng chủ yếu cho vay các dự án trung, dài hạn nên sự biến động của lãi suất cho vay trên thị trường trong thời gian sử dụng vốn là rất lớn. Nếu quy định như hiện nay, mỗi khi cần điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với những biến động của thị trường thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xin ý kiến để Bộ Tài chính xem xét sửa đổi. Điều này làm cho việc điều chỉnh lãi suất cho vay dự án của Ngân hàng không thực sự theo kịp với lãi suất thị trường.
Các quy định về lãi suất cho vay dự án theo chỉ định cần được giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam tự quyết định sao cho bù đắp được các chi phí hoạt động của Ngân hàng, trong khi vẫn đảm bảo thu hút các nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng chỉ định cho vay. Nâng cao tính tự chủ đi kèm với tự chịu trách nhiệm trong quyết định lãi suất cho vay sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, bền vững về tài chính và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
Hai là, hoàn thiện quy định về mức cho vay, giới hạn cho vay.
+ Xem xét, quy định nâng mức cho vay tối đa lên 80% đối với dự án đầu tư vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn.
Mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi dự án đầu tư theo chính sách cho vay hiện nay là 70% mức vốn đầu tư (không bao gồm vốn lưu động), không phân biệt giữa các vùng. Tuy nhiên, thực tế nhiều dự án đầu tư ở vùng biên
95
giới, vùng đặc biệt khó khăn thường có chi phí đầu tư cao, điều kiện sản xuất và tiêu thụ không thuận lợi nên sức hút đầu tư yếu, vì vậy mức hỗ trợ của tín dụng đầu tư Nhà nước cần xem xét hơn để thu hút đầu tư tại những địa bàn đặc thù này [27, tr.77].
+ Bên cạnh đó, cần xem xét và quy định bổ sung thêm vốn lưu động cũng được tính trong tổng vốn đầu tư được dùng để làm căn cứ xác định mức cho vay nhằm tạo cơ hội cho các chủ đầu tư có nguồn vốn lưu động tốt trong khi vốn cố định để tính mức cho vay lại không cao, dẫn đến gặp nhiều hạn chế khi vay vốn.
Ba là, hoàn thiện quy định về tài sản bảo đảm
Cần quy định kiểm tra tài sản bảo đảm định kỳ hàng 6 tháng hoặc tối đa 12 tháng, đồng thời đánh giá, thẩm định lại tài sản bảo đảm dựa trên tiến độ hình thành tài sản, tình hình khai thác và bảo quản tài sản, các thay đổi của tài sản so với với thời điểm ký hợp đồng,.. Nếu sau khi đánh giá lại, giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn dư nợ tại thời điểm đánh giá thì yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc trả nợ trước hạn phần dư nợ không được đảm bảo. Quy định này là cần thiết để Ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi được một phần nợ vay trong trường hợp chủ đầu tư không có khả năng trả nợ.
Bốn là, hoàn thiện quy định về đồng tiền cho vay và trả nợ.
Sửa đổi, bổ sung quy định về đồng tiền cho vay và trả nợ tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP theo hướng cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay và trả nợ bằng ngoại tệ.
Hiện nay, quy định về đồng tiền cho vay tại Nghị định 75/2011/NĐ- CP là đồng Việt Nam. Trong khi đó, văn bản áp dụng pháp luật của Ngân hàng là Quyết định 93/QĐ-HĐQL lại quy định cho phép khách hàng vay và trả nợ bằng ngoại tệ trong trường hợp có quyết định riêng của Thủ tướng
96
Chính phủ. Điều này gây ra sự thiếu thống nhất và không đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do không được sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật (ở đây là Nghị định 75/2011/NĐ-CP).
Thực tế cho thấy, sửa đổi quy định theo hướng cho phép Ngân hàng cho vay và trả nợ vay bằng ngoại tệ là phù hợp với thông lệ chung của hoạt động cho vay. Cần sửa đổi và có những quy định hướng dẫn cụ thể về các trường hợp Ngân hàng được phép cho vay và/hoặc trả nợ bằng ngoại tệ nhằm tạo sự thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh.