Hoàn thiện các quy định trong quy trình cho vay và một số quy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 103 - 107)

quy định khác

Một là, đơn giản hóa trình tự, thủ tục cho vay

Thủ tục, trình tự cho vay dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước hiện nay đang được thực hiện như thủ tục cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước, thậm chí có một số quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn phức tạp hơn thủ tục cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước. Các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư Nhà nước chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, từ khẩu chuẩn bị đầu tư, đấu thầu đến khi quyết toán vốn đầu tư, đưa dự án vào khai thác,.. trong khi vốn vay tín dụng đầu tư Nhà nước có hoàn trả gốc lãi nên cần phải điều chỉnh linh hoạt hơn. Các doanh nghiệp ngại tiếp cận vốn tín dụng đầu tư Nhà nước vì hàng loạt thủ tục hồ sơ mang tính hành chính gây cản trở, thậm chí bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, vì thế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần rà soát lại và loại bỏ các thủ tục không cần thiết để xây dựng quy trình cho vay theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời quy định cụ thể thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn, công khai và phổ biến quy trình cho vay đến khách hàng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình vay vốn

97

Hai là, hoàn thiện các quy định về thẩm định dự án

Thẩm định là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay vốn, năng lực thẩm định có ý nghĩa quan trọng để hạn chế tình trạng lãng phí tổn thất vốn tín dụng đầu tư Nhà nước. Đa phần các dự án khi gửi yêu cầu vay vốn với quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều thuộc đối tượng được chỉ định cho vay và Ngân hàng buộc phải tài trợ cho những dự án đó. Do đó, ý nghĩa của việc thẩm định dự án là rất quan trọng bởi kết quả thẩm định sẽ làm cơ sở để ngân hàng hiểu rõ về dự án, từ đó đề nghị những điều chỉnh hay bổ sung cần thiết để dự án được thực hiện hiệu quả hơn, nhờ đó mà phần vốn tài trợ được bảo toàn và sinh lãi. Để nâng cao hiệu quả thẩm định, cần hoàn thiện một số vấn đề trong các quy định về thẩm định dự án như sau:

Thứ nhất, quy định nội dung thẩm định cho từng lĩnh vực tài trợ cụ thể.

Hiện nay, nội dung thẩm định dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt nam được quy định hết sức chi tiết nhưng áp dụng cho tất cả các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Điều này không đảm bảo chất lượng thẩm định bởi mỗi lĩnh vực đều có sự khác biệt về cơ cấu vốn, công nghệ sử dụng, thị trường đầu vào đầu ra, các loại rủi ro thường gặp, cách xác định các chỉ tiêu lợi ích và chi phí … đặc biệt là thông tin liên quan đến yếu tố công nghệ (thông số về tài sản cố định, quy trình kỹ thuật,…) luôn là nội dung khó thẩm định. Để xây dựng hệ thống hướng dẫn chi tiết, cụ thể, Ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan quản lý và các đơn vị nghiên cứu để tìm hiểu thông tin liên quan, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý điều tiết từng lĩnh vực, thông tin về công nghệ, thị trường trong ngoài nước của các yếu tố đầu vào, đầu ra,.. Trước mắt, tập trung vào các lĩnh vực đang chiếm tỷ lệ tài trợ lớn và ưu tiên phát triển trong thời gian tới, sau đó sẽ xây dựng dần cho các lĩnh vực còn lại

98

Đối với các dự án có quy mô lớn và phức tạp, Ngân hàng nên hợp tác với các tổ chức chuyên ngành,công ty tư vấn có uy tín trong và ngoài nước, để thẩm định cùng, hoặc mời các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dự án tham gia đánh giá và phản biện dự án. Khi đó, dự án sẽ được đánh giá bởi nhiều chuyên gia một cách toàn diện hơn, có các đề xuất điều chỉnh hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các bộ thẩm định của ngân hàng học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ [28, tr.151].

Thứ hai, hoàn thiện nội dung thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án là hai nội dung thẩm định quan trọng của bất kỳ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt là với các dự án chứa nhiều rủi ro như các khoản vay tại Ngân hàng Phát triển. Ngân hàng chỉ có thể hoạt động hiệu quả và bền vững khi mà các khoản cho vay được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi, bằng chính hiệu quả tài chính từ dự án mang lại. Hoàn thiện nội dung thẩm định hiệu quả tài chính cần lưu ý:

- Dự toán và nguồn vốn đầu tư của dự án: kiểm tra tính hợp lý về chi phí đầu tư dựa trên cơ sở tham khảo những dự án tương tự điển hình, không nên chỉ dựa vào kế hoạch dự trù chi phí do chủ đầu tư đưa ra nhằm tránh tình trạng thừa hoặc thiếu

- Vấn đề xác định dòng tiền của dự án: dòng tiền của dự án cần được tính toán nhất quán theo quan điểm tổng mức đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Ngoài ra, nếu thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch vượt quá thời gian khả dụng của máy móc thiết bị công nghệ thì cần tính toán chi phí khấu hao và nâng cấp tương ứng [27, tr.187].

- Đánh giá dự án phải tính toán yếu tố lạm phát trong dài hạn bởi dự án được thực hiện trong thời gian dài sẽ luôn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trong nền kinh tế.

99

Thứ ba, cần bổ sung và hướng dẫn cụ thể quy định về nội dung thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

Hiệu quả kinh tế xã hội là nội dung khó có được sự đánh giá chính xác và phụ thuộc vào góc nhìn chủ quan của cán bộ thẩm định chứ chưa có được những quy định về các nội dung cụ thể cần thẩm định, đánh giá. Trên cơ sở các đóng góp của dự án đối với nền kinh tế được chủ đầu tư trình bày trong hồ sơ dự án, cần quy định thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở đưa ra các chỉ tiêu định lượng nhất định cần đạt đến và các tác động trên hai phương diện tổn thất và lợi ích đối với môi trường và xã hội.

Ba là, hoàn thiện quy định về xử lý rủi ro

Thứ nhất, quy định phân cấp thẩm quyền sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Theo quy định hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được chủ động sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro khi có tổn thất xảy ra mà phải làm thủ tục trình Bộ tài chính và Thủ tướng Chính phủ xử lý nên rất hạn chế và kém linh hoạt. Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên được quyền xử lý rủi ro đối với các dự án nhóm B, C trong phạm vi Quỹ dự phòng được trích tương ứng, trường hợp xử lý rủi ro đối với các dự án nhóm A hoặc khi vượt quỹ dự phòng thì mới trình Bộ Tài chính.

Thứ hai, quy định về trích lập dự phòng rủi ro cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng khoản vay khác nhau

Trích lập dự phòng rủi ro cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng khoản vay khác nhau thay vì áp dụng ở mức chung đối với tất cả các khoản vay như quy định hiện nay. Đối với các khoản nợ vay đã được phân loại cụ thể, kết hợp kết quả phân loại nợ và tình hình tài sản đảm bảo của khoản nợ đó để xác định số dự phòng rủi ro phải trích. Đối với các khoản nợ chưa thể xác định được tổn thất thì số tiền dự phòng được trích căn cứ vào giới hạn tổn

100

thất mà Ngân hàng phát triển chấp nhận được [28, tr.169]. Điều này là cần thiết nhằm đảm bảo mức trích lập dự phòng tương xứng với rủi ro có thể xảy ra của từng khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)