6. Kết cấu của luận văn
2.2.5.1. Yếu tố khách quan
Một là, hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi pháp luật kiểm soát gian lận thuế GTGT nói chung, hoàn thuế GTGT nói riêng. Để việc thực thi pháp luật này đạt hiệu quả cao trên thực tế thì hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, thống nhất và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi pháp luật thuế còn nhiều bất cập, thiếu các quy định cần thiết thì việc thực thi không những không đạt hiệu quả mà còn gây phát sinh nhiều vướng mắc, gây ra nhiều hậu quả xấu và làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của pháp luật thuế GTGT. Trước tình hình một số doanh ngiệp lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trục lợi từ việc hoàn thuế gây rối loạn thị trường Bộ Tài chính đã có Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013 và Công văn 9345/BTC-TCT ngày 19/7/2013, về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Tuy nhiên, việc triển khai lại làm nảy sinh một số vướng mắc. Theo phản ánh của DN và hiệp hội, DN xuất khẩu thường mua hàng qua nhiều tầng nấc trung gian nên rất khó để kiểm tra những người bán hàng trước. Nếu có kiểm tra thì cũng tốn rất nhiều thời gian, khiến việc hoàn thuế bị chậm trễ.
Sau nhiều kiến nghị, thảo luận với những phương án đề xuất, ngày 15/10/2013 Bộ Tài chính có Văn bản số 13706/BTC-TCT hướng dẫn một số nội dung về hoàn thuế giá GTGT, trách nhiệm của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế đối với các DN kinh doanh, tổ chức mua nông, lâm, thủy, hải sản để bán cho DN sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu... được xem như đã “cởi trói” cho DN. Cụ thể đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của DN thuộc danh sách “DN xuất khẩu uy tín” năm 2012-2013 do Bộ Công Thương công bố tại Quyết định 2390/QĐ- BCT ngày 15/4/2013 và Quyết định số 4169/QĐ-BCT ngày 24/6/2013 cả trường hợp DN xuất khẩu mặt hàng không phải mặt hàng được công nhận trong danh sách “DN xuất khẩu uy tín” và trường hợp Chi nhánh DN hạch toán phụ thuộc thực hiện xuất khẩu cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản đã hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 24 tháng tính đến ngày phát sinh hồ sơ hoàn thuế không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế gồm tất cả các sắc thuế theo quy định của pháp luật.
Hai là, trình độ quản lý của cơ quan thuế, cán bộ thuế cũng là một yếu tố ảnh hưởn tới việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Trình độ quản lý chưa tương xứng với yêu cầu của công tác quản lý nên các cơ quan quản lý bị các DN “qua mặt” một cách dễ dàng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như giữa cơ quan đăng kí kinh doanh với cơ quan thuế, giữa cơ quan thuế với
cơ quan hải quan, giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan với cơ quan công an…nên không phát hiện được và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại hoàn lậu thuế.
Ba là, sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý chưa đồng bộ, thống nhất:
Việc cấp giấy phép kinh doanh của các cơ quan Bộ, Sở Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố các cấp không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các đơn vị với cơ quan thuế, từ đó nhiều DN có đăng ký thành lập nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thì cơ quan thuế và cơ quan ban hành quyết định thành lập DN cũng không rõ.
Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoàn thuế của các cơ quan chức năng còn chậm, chưa đủ sức răn đe là một trong những nguyên nhân làm cho tội phạm về hoàn thuế ngày càng nghiêm trọng. Một số DN được hoàn thuế bị cơ quan thuế và công an phát hiện có sự gian lận nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm với nhiều lý do như thiếu kinh phí, con người để điều tra, xác minh hoặc tội danh chưa rõ. Đối với các trường hợp bị xử lý thì mức phạt không nghiêm chưa có tác dụng răn đe, giáo dục.
Về phía cơ quan công an, viện kiểm sát do lực lượng cán bộ chư nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra, xác định rõ các hành vi vi phạm của các đối tượng phạm tội để xử lý công khai kịp thời.