- Chùa Kim Trúc:
thống Bát Tràn g Hà Nội 3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng
3.1.6 Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng (bao gồm chính sách về vốn, đầu tư, công nghệ và thuế).
(bao gồm chính sách về vốn, đầu tư, công nghệ và thuế).
Trên thế giới và khu vực, gải pháp hữu hiệu được đưa ra để cứu làng nghề là phát triển làng nghề cùng với sự phát triển du lịch: Du lịch trở thành cầu nối ngắn nhất đưa mọi người đến với các sản phẩm truyền thống, đồng thời đó là giải pháp hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh và đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bề quốc tế.
Tại các làng nghề ở Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... họ không chỉ dừng lại ở việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bán lấy tiền, mà mục tiêu còn là phát triển có kế thừa các văn hóa truyền thống cùng với các kinh nghiệm lâu đời truyền lại nên các làng nghề thường nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ về kinh tế, nhiều chính sách ưu đãi khác của nhà nước và địa phương. Làm được điều này, bài toán về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động với việc bảo tồn văn hóa truyền thống được giải quyết hài hòa.
-Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và du lịch làng gốm Bát Tràng nói riêng:
Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng.
Chính sách cho vay vốn dài hạn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm truyền thống, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mở rộng làng nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Cần có những chính sách thuế cụ thể và những ưu đãi đối với việc sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch.
Các chính sách trong quản lý phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước phải đồng bộ, bên cạnh việc khôi phục làng nghề thủ công truyền thống, nên đồng thời đưa các làng nghề này vào khai thác phát triển du lịch nhưng song song với nó là việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của làng nghề.
-Các chính sách của thành phố trong việc phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng:
Thành phố Hà Nội mà chủ yếu là Sở Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố đưa nó vào phát triển du lịch, đáng chú ý nhất là làng gốm Bát Tràng.
Thành phố cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc tạo điều kiện cho làng gốm Bát Tràng phát triển như các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng chung cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch tại làng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài để phát triển làng gốm Bát Tràng cũng như du lịch tại làng nghề như các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, dự án về chuyển giao công nghệ.
Có những chính sách phát huy nguồn nội lực trong dân cư làng gốm Bát Tràng như vốn, chất xám, kỹ thuật sản xuất truyền thống, .... khuyến khích họ tham gia phát triển du lịch làng nghề. Thành phố cần thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển.
Tuy là một làng nghề thủ công vào loại phát triển thịnh đạt nhất trong cả nước nhưng phần đông người Bát Tràng còn nghèo. Kiếm sống hàng ngày còn chật vật nên không có điều kiện làm lò gas. Từ khi xuất hiện làm lò gas với bao thứ hơn lần như vậy, những lò gốm nung bằng lò than của họ càng lép vế, khó tiêu thụ ở thành phố. Tiền bán sản phẩm đã chậm thu về, lại chẳng hơn mấy so với tiền mua nguyên vật liệu, than củi. Vì vậy một đề xuất là thành phố nên hỗ trợ vốn một phần cho các hộ sản xuất kinh doanh trong việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung bằng than sang lò nung bằng gas vì quá trình chuyển đổi công nghệ này rất tốn kém, mỗi lò nung bằng gas phải đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Rất nhiều hộ sản xuất gốm lâu đời, tâm huyết với nghề nhưng không có đủ vốn để áp dụng công nghệ vào sản xuất, để có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, sự tài hoa của người thợ thủ công trên sản phẩm. Điều này còn giúp thành phố giải quyết được vấn đề nhức nhối môi trường đã kéo dài bao nhiêu năm nay. Về với doanh nghiệp làm với Bát tràng thiết nghĩ cũng nên đầu tư kinh phí, hỗ trợ thêm cho người sản xuất.
Đặc biệt thành phố cần có những chủ trương, chính sách cụ thể hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực (cả nguồn nhân lực để phát triển sản xuất gốm và nguồn nhân lực để phát triển du lịch) cho làng gốm, tạo mọi điều kiện để người dân có thể phát huy lòng yêu nghề và tính sáng tạo trong sản xuất.
-Các chính sách khuyến khích của địa phương:
Để việc sản xuất gốm nói chung và du lịch tại làng gốm Bát Tràng nói riêng phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng thì chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc bằng các chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể.
Chính quyền xã Bát Tràng cần phải vạch ra được những kế hoạch phát triển thật cụ thể, thật chi tiết cho cả xã nói chung và cho làng gốm Bát Tràng riêng trong từng giai đoạn nhất định để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng.
Chính quyền xã cần phải có những biện pháp phát triển kinh tế chung của cả xã sao cho phù hợp tránh tình trạng phân hóa sâu sắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trong cơ cấu lao động giữa hai làng Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Chính quyền nên có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất gốm và hoạt động du lịch tại làng như tuyên dương, khen thưởng các hộ sản xuất kinh doanh giỏi; các cá nhân có những thành tựu, sáng kiến, những sản phẩm gốm độc đáo có ảnh hưởng lớn tới làng gốm; những tổ chức, cá nhân có những ý kiến đóng góp, việc làm thiết thực cho sự phát triển hoạt động du lịch của làng nói riêng, hoạt động kinh tế của làng nói chung, ....
Chính quyền xã cần phải có những biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và lòng yêu nghề về xã làm việc, đặc biệt là đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.