- Chùa Kim Trúc:
Chương 2: Thực trạng khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng
2.2.3.1 Môi trường tự nhiên
Trước đây, trên địa bàn làng gốm Bát Tràng hiện còn có hơn 1.000 lò nung các loại đang hoạt động. Mỗi năm, làng gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và 100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm và làm rơi vãi, loại bỏ khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra khoảng 6.800 tấn tro xỉ/năm. Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí trong làng. Môi trường ở làng gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm khá nặng
nề. Bát Tràng gần như phải oằn mình, ngộp trong bầu không khí ô nhiễm nặng với 70% dân số bị mắc bệnh rối loạn đường hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột. Lượng chất thải sinh ra như xỉ than, bụi và các khí độc hại như SO2, CO2, NO2 ... ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ các chất độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2 lần1. Xỉ phế thải chất thành từng đống, lấn cả đường đi. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch ở đây chưa thật sự thu hút được khách du lịch.
Không những vậy không gian xanh của làng hầu như không có cộng với nhiệt độ của các lò nung gốm tỏa ra làm cho nhiệt độ trung bình của làng lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ trung bình của môi trường tự nhiên từ 2 - 3 độ C.
Hiện nay, ở Bát Tràng, hơn 80% lò gốm sử dụng than, củi hay rơm rạ đã chuyển sang dùng lò công nghiệp đốt bằng gas, nhờ vậy đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm được lượng phế phẩm. Thành công này có một phần đóng góp không nhỏ của dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Khoa học và Công nghệ) được triển khai tại đây 4 năm trước.
Năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng UBND xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò gas nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề này. Đến nay, đã có 95 cơ sở sản xuất gốm sứ được thụ hưởng dự án, 35 cơ sở sản xuất khác đang trong giai đoạn hoàn tất. Theo kế hoạch phát triển của dự án đến hết năm 2010 sẽ thực hiện chuyển đổi về cơ bản 150 lò than đang hoạt động tại xã thay thế bằng lò gas tiết kiệm năng lượng.
Với ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất và tiết kiệm thời gian nung, lò gas đang là lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp gốm tại Bát Tràng. Theo ông Lê Đức Trọng, Giám đốc Công ty cổ phần thiết kế và sản xuất gốm sứ Bát Tràng, nhờ ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất 30% và tiết
kiệm thời gian nung, mỗi năm lò nung gas đã giúp tiết kiệm được khoảng 3.000 tấn dầu quy đổi và giảm phát thải trên 12.000 tấn khí CO2. Bên cạnh đó sản phẩm gốm từ lò nung gas chất lượng cao hơn và doanh thu tăng 30% so với đốt bằng than đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ sản xuất1.
Lò nung gas đã thực sự mang lại bầu không khí trong lành cho làng nghề Bát Tràng, đến Bát Tràng những ngày này, khách thập phương không phải bước trên những con đường ngập ngụa than, tro xỉ và các phế phẩm đủ kích cỡ, trong bầu không khí ngộp ngộp, nồng nặc khí than đến tức thở, mà thay vào đó những con đường làng sạch sẽ.
Tuy các lò gas có nhiều ưu việt nhưng giá thành cao, nên việc đầu tư vào lò gas vẫn chưa nhiều.
Bát Tràng hiện nay rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một làng quê. Khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế không chỉ đến đây để tham quan làng nghề một cách đơn thuần, mà họ còn muốn tránh xa không khí ồn ào, náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không gian tĩnh lặng, không khí thanh bình của cảnh làng quê. Nhưng đến với Bát Tràng hôm nay họ chỉ thấy nhà cửa san sát, ngõ nghách rất nhỏ lại còn lầy lội, bụi bẩn. Những lối đi chỉ rộng khoảng một sải tay hai bên là tường cao có đắp đầy những than rất mất thẩm mỹ. Không khí trong lành, tĩnh lặng và yên bình của một làng quê nay được thay bằng không khí hối hả tấp nập của một đô thị.