- Chùa Kim Trúc:
b. Chương trình nửa ngày
2.3 Đánh giá chung hoạt động du lịch tại làng gốm Bát Tràng
- Hoạt động du lịch góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả cho hình ảnh làng gốm Bát Tràng và các dòng sản phẩm gốm truyền thống của làng. Khi mà hoạt động du lịch phát triển một cách thật sự có hiệu quả với quy mô, cơ cấu tổ chức khoa học, chất lượng các dịch vụ du lịch đảm bảo, thái độ phục vụ tốt cộng với sự thân thiện của người dân nơi đây sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách và khi đó mỗi du khách sẽ trở thành một người tuyên truyền, quảng cáo một cách miễn phí mà đem lại hiệu quả cao nhất cho làng gốm Bát Tràng.
Bát Tràng không chỉ được du khách trong nước biết đến mà nó đã và đang thu hút được ngày càng nhiều du khách quốc tế từ các quốc gia khác nhau đến với mình. Du lịch chính là cầu nối trung gian giữa những người yêu, quan tâm, tìm hiểu những giá trị truyền thống của gốm Bát Tràng. Cũng chính từ sự giao lưu, tiếp xúc, tìm hiểu này mà đã tạo nên những cuộc hội thảo, hội nghị lớn về các giá trị truyền thống của làng nghề, từ đó có những cuộc triển lãm quốc gia, khu vực và quốc tế về gốm sứ Bát Tràng đã được diễn ra như triển lãm tại các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam, triển lãm gốm Bát Tràng tại Nhật Bản... Đây chính là một hình thức quảng cáo, tuyên truyền đạt hiệu quả cao trong việc
giới thiệu hình ảnh của làng gốm Bát Tràng cũng như các sản phẩm gốm của làng tới du khách.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của làng gốm Bát
Tràng: khi du lịch được đưa vào khai thác sẽ tạo ra một thị trường khách mới cho làng gốm Bát Tràng - đó là thị trường khách du lịch. Thị trường này tuy nhỏ bé với số lượng sản phẩm bán ra không lớn nhưng giá trị lợi nhuận mang lại sẽ tăng lên (do giá bán lẻ cho khách du lịch bao giờ cũng cao hơn so với giá bán thông thường). Mặt khác, nếu là khách du lịch quốc tế thì khi bán sản phẩm cũng chính là Bát Tràng đã xuất khẩu được một sản phẩm của mình tại chỗ mà không mất một đồng tiền vận chuyển và thuế xuất hàng như sự xuất khẩu thông thường. Đây là một thị trường khách đầy tiềm năng để làng nghề Bát Tràng khai thác phát triển.
Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu nhập cho người dân trong làng. Bên cạnh việc bán các sản phẩm gốm làm ra cho du khách để thu lợi nhuận thì cũng có rất nhiều dịch vụ khác được mở ra để phục vụ du khách mà chủ yếu là dịch vụ ăn uống.
Hoạt động du lịch đã gián tiếp góp phần thúc đẩy làng gốm phát triển đi lên. Khi làng nghề được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch thì đã có rất nhiều khách đến tham quan, mua sắm cũng như tìm hiểu về các dòng sản phẩm gốm Bát Tràng. Như vậy, sẽ có nhiều ý kiến đánh giá, so sánh về sản phẩm của các cơ sở kinh doanh cũng như giữa gốm Bát Tràng và các dòng sản phẩm gốm khác trên thị trường, qua đó các nhà kinh doanh, các thợ thủ công có thể tiếp thu được những ý kiến đánh giá nhận xét hay, độc đáo để cùng với việc cải tiến về kỹ thuật và công nghệ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng phong phú và đẹp. Chỉ có như vậy, thì sản phẩm gốm của Bát Tràng mới đủ sức cạnh tranh với các dòng sản phẩm gốm khác đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc để khẳng định vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Điều này đã gián tiếp thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển.
Trong số các du khách đến với Bát Tràng có cả những nhà nghiên cứu tìm hiểu về gốm Bát Tràng nói riêng về gốm Việt Nam nói chung, thông qua các công
trình nghiên cứu, khảo nghiệm này các nghệ nhân sẽ có những cơ sở khoa học cụ thể trong việc khôi phục, gìn giữ và phát triển các dòng gốm cổ có giá trị để từ đó đưa vào sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. Càng những dòng sản phẩm cổ, độc đáo thì càng có giá trị cao về mọi mặt: kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật và các giá trị văn hóa khác.
Du lịch cũng là một trong các nhân tố có tác động không nhỏ tới quá trình đô thị hóa nông thôn ở Bát Tràng. Đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, các hoạt động sản xuất đã được cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa. Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng phát triển rộng khắp trong làng. Từ khi hoạt động du lịch được đưa vào khai thác thì đã có rất nhiều các dự án đầu tư khác nhau để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật như dự án đầu tư hơn 6 tỷ đồng của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để thực hiện tôn tạo nâng cấp làng nghề gốm Bát Tràng, hay dự án đầu tư xây dựng cảng du lịch Bát Tràng.
- Tuy nhiên du lịch phát triển đồng nghĩa với việc những tác động xấu của du lịch đối với môi trường sẽ xảy ra. Đặc biệt là vấn đề rác thải do khách du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thải ra.
Khi du lịch phát triển kéo theo một lượng lớn khách du lịch sẽ đến với làng gốm Bát Tràng, điều này cũng có nghĩa là vấn đề trật tự an ninh an toàn xã hội sẽ phức tạp hơn. Du lịch phát triển sẽ làm mất đi những nét văn hóa truyền thống, làm thương mại hóa làng nghề: khi du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt các dịch vụ xuất hiện theo điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong cơ cấu lao động trước đây nhà nhà làm gốm, người người làm gốm thì nay người dân làng Bát Tràng lại tập trung vào việc kinh doanh buôn bán mỗi hộ sản xuất chỉ còn một đến hai người làm gốm còn thợ thì hầu hết đều là dân ở các vùng lân cận đến làm thuê.
Khi mà việc sản xuất một cách đại trà bằng các phương pháp hiện đại như hiện nay sản phẩm gốm thủ công truyền thống đã trở thành một loại hàng hóa phổ biến trên thị trường hàm lượng giá trị văn hóa trong các sản phẩm bị giảm đi một cách nhanh chóng, các sản phẩm đó cũng đã ngày càng bị thương mại hóa để đạt được lợi nhuận tối đa. Chính điều này đã phần nào làm mất đi các giá trị văn hóa
truyền thống, những gì là tinh hoa, tinh túy trong sản phẩm gốm truyền thống. Những gì là bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ẩn chứa trong các sản phẩm nay hầu như không còn nữa. Nghề truyền thống có nguy cơ bị mai, một, mẫu mã sản phẩm nghèo nàn, phố nghề biến dạng, lớp trẻ của làng nghề không còn hứng thú với nghề truyền thống của cha ông.