Thực trạng chính sách phát triển của làng gốm Bát Tràng

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 38 - 40)

- Chùa Kim Trúc:

Chương 2: Thực trạng khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng

2.2.1 Thực trạng chính sách phát triển của làng gốm Bát Tràng

Năm 2001 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định phê duyệt “bản quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng”. Kế hoạch gồm có: Cải tạo và nâng cấp đường liên xã qua Bát Tràng (gắn với thoát nước và chiếu sáng); cải tạo và nâng cấp hệ thống điện, nước và xây dựng cảng Bát Tràng. Thực tế là đoạn đường từ đê qua làng Giang Cao và UBND xã đến làng cổ Bát Tràng mới được

hoàn thành khoảng 3/4 còn đoạn từ đê qua làng Giang Cao đến Bát Tràng thì vẫn chưa được hoàn thành, đường điện chiếu sáng ở địa phận xã Bát Tràng cũng chưa được tiến hành xây lắp.

Thành phố đã quyết định đầu tư cải tạo đường, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng (giai đoạn 1) với số vốn 8.345 triệu đồng, trong đó ngân sách cấp 6.820 triệu đồng. Giữa tháng 12/2001, dự án chính thức khởi công, hoàn thành cuối tháng 6/2002. Đây cũng là dự án làng nghề du lịch quy mô lớn của cả nước. Đồng thời xã cũng đang triển khai lập dự án cấp nước sạch khoảng 6,6 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp điện hạ thế trên 2 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 2) khoảng 4 tỷ đồng. Tổng số các dự án đầu tư vào Bát Tràng trên 20 tỷ đồng sẽ tạo cho làng nghề này bộ mặt mới, cải thiện điều kiện môi trường phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa và tham quan du lịch của làng gốm sứ cổ1.

Nằm trong các hệ thống thống các làng nghề truyền thống tại Hà Nội, trong năm 2008, làng gốm Bát Tràng cũng đã được thành phố ưu tiên đầu tư để xây dựng và phát triển thương hiệu. UBND thành phố đã ban hành quyết định số 22 nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Theo nghị quyết này sự trợ giúp của thành phố bao gồm :

Theo quyết định này, sự trợ giúp của thành phố sẽ bao gồm: đưa ra tên thương hiệu cho làng nghề, thiết kế lôgô, đăng kí thương hiệu độc quyền, tư vấn về việc xây dựng và quản lý thương hiệu, xây dựng quy định sử dụng thương hiệu, và thiết lập tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Sự trợ giúp này áp dụng cho tất cả các quy mô sản xuất trong các làng nghề: các tổ chức lớn, cơ sở kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, và đặc biệt là cơ sở kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống.

Để khuyến khích làng nghề thủ công truyền thống mở rộng thị trường tiêu thụ, thành phố sẽ giúp cơ sở kinh doanh trong các làng nghề thủ công tiếp cận tốt hơn thông tin thị trường. Thành phố cũng giúp các làng và các cơ sở kinh doanh phát triển website dựa trên website chính của thành phố.

Hoạt động khác nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh làng nghề, thành phố sẽ chi 100% chi phí để thuê và trang bị gian hàng tại các triển lãm trong nước, và 50% chi phí cho việc triển lãm gian hàng tại nước ngoài.

Hơn nữa, để quảng bá rộng rãi thương hiệu, chính quyền thành phố sẽ cho phép làng nghề quảng cáo miễn phí trên website Sở công thương thành phố, tại trung tâm thương mại thành phố.

Để du lịch Bát Tràng không còn là tiềm năng trong những năm qua, một hành trình văn hóa kết nối các làng gốm cổ truyền tại vùng đông bắc châu thổ sông Hồng đã được thiết lập, nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc thông qua du lịch. Đây là nỗ lực của Cục di sản văn hóa nước ta và cơ quan di sản của cộng đồng Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie – Bruxelles) trong khuôn khổ chương trình „„Hành trình văn hóa qua các làng nghề truyền thống‟‟1.

Hiện nay thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng mới chỉ có những chính sách cho phát triển làng nghề, chưa có chính sách cho phát triển du lịch Bát Tràng.

Bên cạnh đó chính quyền xã Bát Tràng thì chưa thật sự vào cuộc, chưa có những biện pháp, việc làm cụ thể để thúc đẩy du lịch làng gốm Bát Tràng phát triển.

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w