B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.4.8. Giải pháp về an toàn lao động
An toàn lao động là một yêu cầu được ưu tiên trong quá trình thi công các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội. Giải pháp về an toan lao động cần được tác động tới hai đối tượng gồm người quản lý và người lao động. NCS để xuất sử dụng quy định thưởng phạt để áp dụng trong vấn đề an toàn lao động để tăng sự quan tâm của cả cán bộ quản lý và người lao động.
(1) Quỹ an toàn lao động
Qũy an toàn lao động được CĐT/BQLDA ấn định cho NT có ghi rõ trong hợp đồng khi bắt đầu khởi công công trình. Quỹ an toàn lao động đạt được dựa trên sự thương thảo của CĐT/BQLDA và NT. Để xác định một con số hợp lý là việc tương đối khó khăn khi CĐT/BQLDA luôn mong muốn các yêu cầu cao về an toàn lao động trong khi NT lại muốn tiết giảm chi phí. NCS để xuất lấy chi phí cho quỹ an toàn lao động này bằng chi phí bảo hiểm công trình. Theo đó chi phí này được tính như dưới đây:
Chi phí ATLĐ = (Gxd+Gtb)*0,12%. Gxd: Chi phí xây dựng
Gtb: Chi phí thiết bị
Việc vận hành quỹ an toàn lao động được thực hiện như sau:
- Bước 1: TVGS, CĐT/BQLDA ghi lại bằng hình ảnh lỗi mất an toàn lao động của NT.
- Bước 2: TVGS, CĐT/BQLDA gửi thông báo và hình ảnh lỗi của NT tới NT, kèm theo mức phạt của lỗi mất an toàn lao động.
- Bước 3: CĐT/BQLDA tự động trừ tiền lỗi vi phạm bằng cách trừ từ quỹ ATLĐ mà NT đã xác lập. Khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, CĐT/BQLDA sẽ trả lại số tiền còn thừa từ quỹ ATLĐ sau khi đã trừ đi số tiền các lỗi vi phạm của NT. Nếu số tiền này lớn hơn quỹ ATLĐ, cho thấy NT đã không thực hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình thi công xây ựng. CĐT/BQLDA sẽ có động thái mạnh mẽ trong lần thanh toán cuối cùng bằng các biện pháp khác nhau như tiếp tục trừ tiền các lỗi vi phạm vào số tiền của lần thanh toán cuối cùng; kéo dài thời gian thanh lý hợp đồng cho tới khi khắc phục được toàn bộ hậu quả của các lỗi về ATLĐ;….
(2) Bảng quy định ATLĐ
Để thuận lợi cho việc áp dụng quỹ ATLĐ, CĐT/BQLDA và NT cần ban hành