Giải pháp về mặt bằng thi công

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 139 - 141)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.4.6. Giải pháp về mặt bằng thi công

Điểm mốc bàn giao mặt bằng thi công được xem là điểm khởi đầu quá trình thực hiện công việc. Sau khi mặt bằng thi công được bàn giao, các công việc của NT mới được tiến hành. Trong các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội, điểm mốc này thường bị chậm so với kế hoạch. Việc chậm trễ này kéo theo quá trình công việc của NT bị chậm. Do vậy, cần có giải pháp cụ thể về giải pháp mặt bằng thi công cụ thể như sau:

(1) Xác định thời gian bàn giao mặt bằng thi công theo tình hình thực tế Xác định thời gian bàn giao mặt bằng thi công cần chính xác. Nhiều

hiện các công việc trong khi mặt bằng thi công chưa được bàn giao. CĐT/BQLDA với mong muốn công trình nhanh chóng được xây dựng và sử dụng đã không quan tâm hoặc không đánh giá đúng các điều kiện khởi công công trình. Vì vậy CĐT/BQLDA cần có đánh giá khách quan về thời điểm khởi công, có thông báo thường xuyên cho NT về việc hoàn thành các điều kiện khởi công của dự án đặc biệt trong vấn đề thực hiện các thủ tục với nhà nước.

Cần xác lập một thỏa thuận về thời điểm bàn giao mặt bằng giữa CĐT/BQLDA và NT. Thỏa thuận này có sự co dãn về thời gian nhưng không nên quá dài để NT có thể chuẩn bị được các công việc và sẵn sàng bắt đầu công công.

Đồng thời NT với các mối quan hệ của mình có thể tham gia hỗ trợ CĐT/BQLDA hoàn thành các điều kiện để khởi công công trình. Việc tham gia của NT cũng sẽ tạo thêm các kênh thông tin để xử lý các thủ tục hành chính của nhà nước.

Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội hiện nay là giải phóng mặt bằng chậm, nếu chờ toàn tuyến được bàn giao thì NT sẽ có rất nhiều khoảng thời gian trống trong thi công. Vì vậy khi thực hiện các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội, NT phải xác định rõ sẽ nhận bàn giao mặt bằng từng phần và phải có kế hoạch thi công theo giai đoạn, cụ thể:

- NT nhận bàn giao mặt bằng từng phần, xây dựng kế hoạch tập trung nhân lực thi công theo giai đoạn.

- Bố trí, điều chuyển các nguồn lực tại các dự án trong thời gian chờ mặt bằng bàn giao phần tiếp theo.

- Thực hiện biện pháp đảm bản an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong suốt quá trình dự án. Trong thời gian chờ mặt bằng cần cử cán bộ phụ trách cho hai nhiệm vụ an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

(2) Các công tác chuẩn bị thi công

Một số công việc NT có thể chuẩn bị trước để bắt đầu quá trình thi công như: - Chuẩn bị về nhân lực: Nơi ăn ở, đăng ký tạm trú tạm vắng,….

khó khăn trong quá trình đặt hàng. Cần lưu tâm rằng, mặt bằng thi công các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội thường bị hạn chế bởi các công trình xây dựng dọc tuyết đường, do đó việc di chuyển trong quá trình thi công dự án thường gặp nhiều khó khăn. NT phải lên kế hoạch tập kết vật tư vật liệu, máy móc kết hợp với phân luồng giao thông hợp lý để giám tới mức tối đa khó khăn cho người dân đô thị.

- Chuẩn bị mặt bằng thi công: Dọn dẹp mặt bằng thi công, thực hiện các khảo sát, ….

(3) Công tác giải phòng mặt bằng

- CĐT/BQLDA xây dựng quy trình tổ chức GPMB dự án, quy trình cưỡng chế thu hồi đất, tổ chức tập huấn cho các lực lượng trước khi GPMB nhằm bảo đảm đúng quy định của pháp luật, hạn chế sai sót.

- Thành lập Tổ công tác tuyên truyền, vận động để tăng cường vận động sâu đến từng đối tượng bị thu hồi đất; công khai, minh bạch cơ chế chính sách tới cán bộ chủ chốt, chi bộ, tổ dân phố và người dân có đất bị thu hồi; trực tiếp vận động các đối tượng bị thu hồi đất là đảng viên, công chức, lực lượng vũ trang chấp hành quy định về công tác GPMB, gương mẫu bàn giao mặt bằng. Tăng cường đối thoại, giải thích cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án để người dân hiểu, ủng hộ.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 139 - 141)