Nghiên cứu thịtrường

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 51)

5. Cấu trúc của đềtài

2.2.1.1. Nghiên cứu thịtrường

Nghiên cứu thịtrường là công cụkinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thịtrường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sựchấp nhận mua và/hoặc sửdụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ vềthị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết vềnhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họsẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thịtrường một cách thành công.

Đối với Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huếthì nghiên cứu thịtrường là công việc đầu tiên của hoạt động tiêu thụdo phòng KH-KD đảm nhiệm, các cơ sởtừ đó đề ra các kếhoạch sản xuất phù hợp và nâng cao khảnăng cungứng đểthỏa mãn nhu cầu

của khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụcó hiệu quả. Công tác nghiên cứu thịtrường của công ty được thực hiện đồng thời theo 2 phương pháp đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường, được thực hiện như sau:

Nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu mà các thông tin cần thu thập là dữ liệu thứcấp. Đó là dữliệu đãđược thu thập và xửlý cho mục đích nào đó trước đây và được tiếp tục sửdụng đểphục vụcho việc nghiên cứu của mình.Đầu tiên, nhân viên công ty thực hiện công việc này sẽnghiên cứu bằng cách thu thập và phân tích tình hình biến động và giá các loại sản phẩm liên quan đến hoạt động kinh doanh phân bón qua các tài liệu như báo cáo gửi vềcông ty của các chi nhánh, các phòng ban, bản tin kinh tế, thông tin thịtrường,…Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về thịtrường, nhận ra được các điểm yếu điểm mạnh của công ty cũng như các đối thủ canh tranh đểkịp thời khắc phục những điểm yếu, những mặt hạn chếcủa công ty và nâng cao, phát huy những điểm mạnh giúp công ty đứng vững trên thịtrường. Chính vì vậy, công việc này cầ được tiến hành một cách chặt chẽvà linh hoạt đểthu được số liệu chính xác nhất.

Tiếp đến, công ty cửthêm nhân viên nghiên cứu thịtrường xuống các chi nhánh, đại lý, cửa hàng bán lẻtrực tiếp theo dõi, quan sát,đánh giá và tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng khi mua sản phẩm. Bên cạnh đó, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng các banđại diện sẽkhảo sát thịtrường tiêu thụ ởtrong nước và nước ngoài thông qua các hội nghị, các cuộc gặp gỡcác doanh nghiệp trong ngành để thu thập thông tin và đưa ra các quyết định chính xác hơn.Đồng thời, qua các cuộc khảo sát khách hàng, công ty sẽthu nhận đực những ý kiến đón góp từkhách hàng về các vấn đềliên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độnhân viên bán hàng hay các vấn đềliên quan đến vận chuyển sản phẩm. Từ đó, công ty có cái nhìn khái quát hơn, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và từ đó tìm cách khắc phục những mặt chưa tốt còn tồn tại.

Tuy nhiên, vì sốlượng nhân viênởphòng KH- KD ít và đảm đương nhiều công việc cùng lúc nên việc thực hiện nghiên cứu thịtrường còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, thịtrường phân bón quá rộng mà phạm vi nghiên cứu của nhân viên lại hạn hẹp, ít tập trung và dành nhiều thời gian thực hiện nên công tác nghiên cứu thịtrường của công ty

chưa đạt hiệu quảcao. Vì vậy, công ty nên dành nhiều thời gian và nguồn lực, mởrộng thêm phạm vi nghiên cứu đểcông tác này đạt hiệu quảcao hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w