Các nghiên cứu trên thế giới về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 26 - 30)

6. Cấu trúc của luận án

1.1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT

Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến nội dung phân tích kinh tế của chính sách quản lý tài nguyên nước như:

Turner A. (2003) [90], nghiên cứu “Đánh giá chi phí - lợi ích trong chính sách quản lý tài nguyên nước ven biển”. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ phân tích chi phí - lợi ích, tổ chức kịch bản quản lý khác nhau so với một chiến lược quản lý cửa sông Humber ở Đông Bắc nước Anh. Tác giả đã sử dụng mô hình phân tích DPSIR, kết hợp với công cụ GIS, và phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để thực hiện nghiên cứu này. Kết quả là đã đưa ra một bộ chỉ số biến đổi môi trường và một khung chỉ tiêu phân tích, sản phẩm hỗ trợ rất nhiều quá trình ra quyết định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý tài nguyên nước.

Trong một nghiên cứu Benedykt D. [40] phân tích các bước sử dụng phân tích kinh tế trong quản lý cầu nước cho đối tượng là một công ty cấp nước: (1) Dự báo nhu cầu nước; (2) Phân tích chi phí – lợi ích của quản lý nhu cầu; (3) Tích hợp cung cầu để phát triển thị trường nước với giá thấp nhất; (4) Thiết lập thủ tục giám sát theo thời gian.

White S. (2003) [90], đưa ra mô hình tính toán định giá nước bền vững dựa theo phương pháp phân tích chi phí- lợi ích và phân tích lợi nhuận ròng trong ước tính sự sẵn lòng trả (WTP) cho nước tưới của nông dân ở phía đông của nước Anh.

William O. M. (2011) [40] phân tích những lợi ích và chi phí của các chương trình sử dụng hiệu quả nguồn nước. Nghiên cứu này cung cấp một tập hợp các phương pháp thực tiễn của tính toán cho nhiều loại chi phí và lợi ích của việc bảo tồn nước, từ đó đề xuất các biện pháp. Nghiên cứu này cũng cung cấp ba trường hợp minh họa tính toán chi phí và lợi ích liên quan trong giảm nhu cầu sử dụng nước cao điểm trong ngày. Mặc dù có một số thiếu sót, nhưng phân tích kinh tế sử dụng trong khuôn khổ phân tích lợi ích – chi phí có thể cung cấp các hướng dẫn tốt nhất đến mục đích giảm nhu cầu sử dụng nước.

Bên cạnh những nghiên cứu chung về quản lý cầu NSHĐT như đã nêu trên, một số các học giả đi sâu nghiên cứu về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT. Có thể kể đến như sau:

Benedykt D [40], đã phân tích các biện pháp tiết kiệm nước mang tính hệ thống. Theo Benedykt , phân tích kinh tế một chương trình quản lý cầu NSHĐT là việc nỗ lực trả lời các câu hỏi về hiệu quả của chương trình đó. Các câu hỏi quan trọng là: (1) Chương trình có giảm lượng nước sử dụng không? (2) Giảm được bao nhiêu nước? (3) Chi phí thực tế của chương trình là bao nhiêu (4) Thay đổi trong lượng nước sử dụng có kéo dài theo thời gian không? (5) Có bao nhiêu khách hàng tham gia chương trình; (6) Quy trình thực hiện có phù hợp không? (7) Lý do không tham gia hoặc bỏ qua chương trình là gì?

Tác giả Goldblatt (2000) [65] đã thực hiện nghiên cứu “phân tích hiệu quả kinh tế chương trình tiết kiệm nước ở Hermanus, Nam Phi”, áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT với các giải pháp gồm quản lý thất thoát nước, kiểm toán nước trong các nhà trường, các chiến dịch truyền thông - phổ biến thông tin và lời khuyên quản lý cầu NSHĐT. Có

nhiều chi phí và lợi ích quản lý cầu NSHĐT được đưa vào khung nghiên cứu tuy nhiên các lợi ích – chi phí được tính toán bao gồm: chi phí vốn, chi phí vận hành thực hiện quản lý cầu NSHĐT; tiết kiệm từ việc trì hoãn đầu tư các công trình cấp nước mới, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí xử lý nước thải. Nghiên cứu cũng đánh giá định tính lợi ích xã hội và môi trường của quản lý cầu NSHĐT với lợi ích về hiểu biết và ý thức về sử dụng tài nguyên nước tốt hơn của người tiêu dùng.

Goldblatt đã tính được giá trị lợi ích ròng mà chương trình áp dụng quản lý cầu NSHĐT đem lại khoảng 36,7 triệu USD và giảm được 20% lượng nước tiêu thụ trong cộng đồng trong năm 1996; giảm tiêu thụ nước 16,5% vào năm 1997 và đặc biệt giảm 25,5% trong mùa cao điểm (tháng 2 đến tháng 11 năm 1997).

White S.B và Fane S. A. (2007) [84] nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị ở Úc”. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính toán, so sánh chi phí thấp nhất cho các chương trình quản lý cầu NSHĐT, bao gồm nhiều bước: phân tích người dùng cuối; thiết kế và mô hình hóa các chương trình quản lý cầu NSHĐT; ước tính giá trị bảo tồn của các chương trình thông qua: chi phí bảo tồn, chi phí cung cấp nước, chi phí nếu phát triển nguồn cung cấp nước thay thế. Để phân tích người dùng cuối, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát khách hàng sử dụng các thiết bị nước và thực hành sử dụng nước, kết hợp với điều tra nghiên cứu thị trường cho các thiết bị thông qua các nhà cung cấp thiết bị. Các phương án của chương trình quản lý cầu NSHĐT được thiết kế trong nghiên cứu là: (1) Điều chỉnh và thay thế lắp đặt dần các thiết bị tiết kiệm nước trong các hộ gia đình; (2) Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng bồn chứa nước mưa, tái sử dụng nước thải cho mục đích không ăn uống thông qua mạng lưới kép; (3) Tổ chức các chiến dịch truyền thông về tiết kiệm nước; (4) Tiến hành phân tích thiết bị sử dụng nước chi tiết (kiểm toán) cho các khách hàng dùng nước. Nghiên cứu cụ thể chương trình quản lý cầu NSHĐT được tiến hành ở Sydney và Bắc New South Wales với khoảng 70.000 người dân. Kết quả thu được sau nghiên cứu là chương

trình tiết kiệm nước với chi phí thực hiện là hơn 60 triệu $ Úc, và tiết kiệm được 35% lượng nước tiêu thụ năm 2006.

Beacon Pathway (2010) [40] đã thực hiện nghiên cứu tổng quan và xây dựng mô hình phân tích kinh tế áp dụng cho một nghiên cứu cụ thể tại thành phố Tauranga, New Zealand với 16 loại chi phí - lợi ích khi thực thi phương án quản lý cầu NSHĐT. Giải pháp thực hiện quản lý cầu NSHĐT được áp dụng và đánh giá là: lắp đặt đồng hồ đo nước, định giá nước, và các chương trình giáo dục về tiết kiệm nước. Các bước của quy trình phân tích trong nghiên cứu này gồm: (1) phát triển kịch bản quản lý cầu nước, (2) Xác định bảng các lợi ích – chi phí của quản lý cầu nước, (3) Tính toán lợi ích ròng của kịch bản quản lý cầu nước để xác định hiệu quả của chương trình quản lý cầu nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc thực hiện quản lý cầu NSHĐT, hội đồng thành phố Tauranga đã hoãn việc đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng cấp nước của thành phố khoảng 10 năm với một lợi ích ròng cho cộng đồng khoảng 53,3 triệu USD tính theo giá trị năm 2009.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã đề cập đến các nội dung của quản lý cầu NSHĐT và phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT, khẳng định đây là một phương thức quản lý hiệu quả, cần thiết nhằm sử dụng bền vững nguồn nước hữu hạn. Về cơ bản có thể rút ra một số điểm chính từ các công trình nghiên cứu này như sau:

0 Các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập tới quan niệm, các yếu tố thúc đẩy và các giải pháp thực hiện quản lý cầu NSHĐT. Các nghiên cứu đã cung cấp cách giải quyết vấn đề ở khía cạnh khác nhau với việc vận dụng linh hoạt các giải pháp quản lý cầu NSHĐT phù hợp với khu vực nghiên cứu;

1 Đa số các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý cầu NSHĐT đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích. Các nghiên cứu đã xác định và so sánh các chi phí - lợi ích của các phương án có thực hiện và không thực hiện quản lý cầu NSHĐT, từ đó đánh giá hiệu quả các phương án quản lý.

Kết quả đánh giá lợi nhuận ròng xã hội cung cấp cho nhà quản lý ra quyết định lựa chọn phương án và giải pháp phù hợp.

0 Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được đầy đủ các lợi ích - chi phí liên quan tới phương án quản lý cầu NSHĐT; và trong các lợi ích - chi phí đã xác định cũng chưa ước tính được đầy đủ, và các học giả trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về phương án quản lý này.

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 26 - 30)

w