Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 159 - 162)

6. Cấu trúc của luận án

4.6.2.3. Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức

Dựa trên kết quả ước tính hiệu quả quản lý cầu NSHĐT với nhóm giải pháp về truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nước

sinh hoạt đô thị, và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, tác giả luận án đề xuất giải pháp giáo dục tổng thể thích hợp cho đô thị Hà Nội như sau:

Lồng ghép chương trình giáo dục về tiết kiệm nước trong các trường học: Hiện nay, thành phố Hà Nội chưa thực hiện hoạt động lồng ghép chương trình giáo dục về tiết kiệm nước trong các trường học. Để thực hiện được hoạt động này cần có sự phối hợp giữa trường học, Sở giáo dục và đào tạo, Công ty nước sạch Hà Nội, Sở tài nguyên và môi trường. Các chương trình nên có sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia và giáo viên làm người cung cấp kiến thức và kỹ năng về tiết kiệm nước và sử dụng có hiệu quả.

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận tài liệu từ Công ty nước sạch Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo Ban giám hiệu các trường học chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng góc truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường để trưng bày tất cả các hình ảnh hoạt động vệ sinh, bảo quản nguồn nước, nhà tiêu, vệ sinh trường lớp, ngày hội truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường, và tổ chức cấp phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, poster cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường cụ thể hóa từ việc xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp và việc phân phát định kỳ các tài liệu nhằm cung cấp thông tin. Tổ chức các buổi seminar về công tác sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững cho các giáo viên để họ có thể truyền đạt đến học sinh.

Các chiến dịch tuyên truyền và vận động xã hội về tiết kiệm nước và sử dụng hiệu quả nước sạch:

Các tiếp cận xã hội đóng vai trò quan trọng giúp tìm hiểu những khó khăn khi làm thay đổi hành vi và sau đó đề ra các biện pháp khắc phục. Các chương trình hướng đến cộng đồng nên là các hoạt động phát sóng: Các chủ đề và nội dung đưa tin trên hệ thống phát thanh có thể là: Các hoạt động của Chương trình trong khuôn khổ chiến dịch “Mùa hè xanh” của Đoàn Thanh niên; Các sự kiện cộng đồng vào các dịp Ngày vì môi trường nâng cao sức khỏe nhân dân, Tuần lễ Quốc gia Nước

sạch, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Nước thế giới, Các tin, bài, phóng sự về các phong trào liên quan đến nước và tiết kiệm nước.

Thông qua các tổ chức xã hội (như hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh,…), nhà máy cấp nước: Hoạt động triển khai một số mô hình điểm về truyền thông thay đổi hành vi dựa vào sự tham gia của cộng đồng tại các hộ dân bao gồm các mô hình mang tính sáng kiến như: “Mô hình tiết kiệm nước sạch”, “Mô hình sử dụng nước sinh hoạt hợp lý”, “Mô hình đội tình nguyện xanh”, “Mô hình trường học thân thiện”, tổ chức các buổi tọa đàm, buổi họp dân giới thiệu kiến thức về nước sạch...Tại những nơi triển khai mô hình truyền thông sẽ thành lập các câu lạc bộ bảo về nguồn nước sạch với sự tham gia nòng cốt là các đại diện phụ nữ của các tổ dân phố, đoàn thanh niên, giáo viên trường phổ thông, người dân, học sinh sinh viên ... Nhóm thành viên câu lạc bộ này sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tuần.

Tại cộng đồng, truyền thông trực tiếp qua các cuộc thăm hỏi tại nhà sẽ do các tuyên truyền viên của hoạt động và nhóm nòng cốt câu lạc bộ sử dụng tiết kiệm nước sạch thực hiện. Ngoài ra, thực hiện lồng ghép các nội dung về nước sạch với các cuộc họp, sinh hoạt tổ dân phố hoặc thông qua những người có uy tín trong cộng đồng (tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phường...) nhằm khuyến khích các hộ gia đình tham gia thảo luận bàn bạc các vấn đề như lựa chọn, xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình cấp nước tập trung.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin về tầm quan trọng của nước sạch, cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo về nội dung tiết kiệm nước sạch nhằm tuyên truyền tầm quan trọng của nước sạch, nâng cao mối quan hệ cộng đồng và khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước.

Phổ biến các hướng dẫn về tiết kiệm nước

Theo Viện Giáo dục Tài nguyên nước UNESCO – IHE (2009), các hướng dẫn về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch cần bao gồm các hướng dẫn thay đổi thói quen và ý thức sử dụng nước cá nhân lẫn thay đổi các thiết bị dùng nước.

Do đó, cần thực hiện giải pháp áp dụng "nhãn tiết kiệm nước" cho các thiết bị gia dụng (máy giặt, thiết bị vệ sinh, vòi sen ...) để cung cấp cho người sử dụng

thông tin hỗ trợ cho sự lựa chọn của họ, giải pháp này sẽ là một hướng dẫn về sử dụng hiệu quả nước sạch.

Công ty nước sạch Hà Nội cần xây dựng một website nhằm phổ biến cách thức tiết kiệm, sử dụng nước hiệu quả cho các đối tượng. Công ty có thể in nội dung hướng dẫn cách sử dụng nước tiết kiệm vào mặt sau của hóa đơn tính tiền nước cho người dân dễ tiếp cận và thực hiện. Các thông tin phổ biến như:

Thay thế dần các thiết bị cũ hỏng bằng các thiết bị tiết kiệm nước: Dùng bồn cầu 2 nấc xả; sử dụng vòi sen loại tiết kiệm nước hoặc lắp bộ phận điều chỉnh dòng chảy; sử dụng vòi nước tự ngưng sau một khoảng thời gian nhất định; lắp thêm thiết bị sục khí vào đầu vòi nước; vòi phun tưới có khóa nước tự động khi buông tay; khi chọn mua máy giặt, nên sử dụng các loại máy giặt cửa ngang vì có thể tiết kiệm đến 25% lượng nước so với máy giặt lồng đứng

Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước để chắc chắn không bị rò rỉ.

Giữ lại hóa đơn tiền nước nhằm theo dõi lượng nước sử dụng và phát hiện được nguyên nhân tăng/giảm lượng nước sử dụng.

Một phần của tài liệu LUAN AN - NCS HOANG THI HUE (Trang 159 - 162)

w