6. Cấu trúc của luận án
3.2.6. Phương pháp chuyển giao giá trị
Do thiếu số liệu nên một số giá trị chi phí – lợi ích khi thực hiện quản lý cầu NSHĐT được ước tính bằng phương pháp chuyển giao lợi ích (Benefit Transfer Method - BTM). Đây là một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế, khi quá trình định giá có thể tốn kém và không thực tế trong các thiết lập chính sách. Chuyển giao lợi ích được định nghĩa là "chuyển các ước tính giá trị phi thị trường đã có sang một nghiên cứu mới khác với nghiên cứu mà các giá trị ban đầu được ước lượng" (Boyle và Bergstrom, 1992) [43]. Trên thực tế, BTM đã trở nên phổ
biến để đánh giá lợi ích và chi phí trong phân tích tác động của các chương trình môi trường từ đầu năm 1990.
Trong luận án này sử dụng phương pháp BTM để ước tính giá trị lợi ích của giáo dục cộng đồng về tiết kiệm nước và chi phí đầu tư cho chương trình giáo dục tiết kiệm nước, trong đó:
Lợi ích của giáo dục cộng đồng về tiết kiệm nước: quy đổi các giá trị lợi ích này theo nghiên cứu Bill de Blasio ở thành phố New York, Mỹ, 2010. Theo nghiên cứu của tác giả luận án, hiên nay đây là nghiên cứu duy nhất ước tính giá trị lợi ích từ chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. Tuy nhiên chương trình giáo dục toàn diện ở đây gồm 10 hạng mục và cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, nên thuận lợi cho tính toán nghiên cứu giả định giá trị lợi ích khi thực hiện chương trình giáo dục tiết kiệm nước trong trường học ở thành phố New York chiếm 10% trong tổng lợi ích ước tính được.
Chi phí đầu tư cho chương trình giáo dục tiết kiệm nước: quy đổi giá trị chi phí này từ nghiên cứu của Beacon Pathway tại thành phố Tauranga, New Zealand, 2010. Thành phố Tauranga giống như thành phố Hà Nội, phải chịu áp lực cung cấp nước rất lớn do tốc độ tăng trưởng dân số nhanh. Các chương trình giáo dục của thành phố bao gồm xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm nước bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp.
Trên thực tế BTM đòi hỏi phải xây dựng được hàm quy đổi giữa hai khu vực, tuy nhiên do dữ liệu về quản lý cầu NSHĐT và các đặc điểm xã hội liên quan tới cầu nước không đủ để xây dựng hàm quy đổi, nghiên cứu này chỉ sử dụng chỉ số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương để chuyển giao các lợi ích từ vùng đối chứng tới vùng đích. Tuy không đạt được độ chính xác cao như hàm quy đổi, nhưng khi BTM chỉ dùng để xây dựng phương án giả định như trong trường hợp này, cách thức này vẫn có thể cung cấp những phân tích có giá trị khoa học. Công thức sử dụng như sau:
Trong đó:
Vđ: Giá trị quy đổi đến vùng đích – Hà Nội (VNĐ/m3)
Vđc: Giá trị lợi ích/chi phí vùng đối chứng ($ Mỹ/m3 hoặc $ New Zealand/ m3)
GDPPPP-đc: Chỉ số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương khu vực đối chứng
GDPPPP-đ: Chỉ số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đươngvùng đích – Hà Nội
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái năm 2013 được sử dụng để chuyển đổi đồng tiền đô la Mỹ hay đô la New Zealand sang Việt Nam đồng:
1$ Mỹ tương đương 20.828 VNĐ (năm 2013) 1NZD tương đương 16.074,96 VNĐ (năm 2013)