Điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi địa phương

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 60 - 61)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi địa phương

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế còn thiếu so với nhu cầu thì việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho KCHT nông thôn không phải là vấn đề đơn giản trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn và phải cân nhắc đến mục tiêu ngành, lĩnh vực khác nhau. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên khi đó sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KCHT và khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn ở địa phương. Trong khi các vùng nông thôn xa trung tâm, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, mật độ dân số thưa thớt, phân bố không đều, sống phân tán làm gia tăng chi phí đầu tư phát triển KCHT thì những địa bàn nông thôn có vị trí thuận lợi, gần các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vực có nhiều nguồn tài nguyên,... dễ thu hút vốn đầu tư hơn các khu vực khác.

Mặt khác, với những khu vực nông thôn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư cho KCHT nông thôn. Vì, kinh tế - xã hội phát triển ổn định ở mức cao tạo điều kiện và đạt tỷ lệ tiết kiệm cao so với tổng sản phẩm được sản xuất ra trên địa bàn nông thôn (GRDP) trong thời gian dài, nhờ đó mà tăng khả năng huy động vốn thông qua ngân sách nhà nước, khả năng tiết kiệm của các doanh nghiệp và của dân cư gia tăng khả năng huy động vốn của nền kinh tế trong hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư cho KCHT kinh tế - xã hội. Đồng thời, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao thường kéo theo sự phát triển tương ứng các hoạt động tài chính trên địa bàn, thông qua đó, huy động một cách có hiệu quả mọi nguồn tiền nhàn rỗi từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để phân bổ cho các hoạt động đầu tư có hiệu quả. Chính quyền địa phương với các chính sách phù hợp sẽ khuyến khích, động viên được các nguồn vốn đầu tư cần thiết cho KCHT nông thôn.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao một mặt làm gia tăng nội lực cho đầu tư phát triển của địa phương, mặt khác làm gia tăng nhu cầu về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ do KCHT mang lại. Nghĩa là nó tạo ra

điều kiện bên trong và sức hấp dẫn thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư cho KCHT khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 60 - 61)