Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 142 - 146)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

4.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030. TẦM NHÌN ĐẾN 2050

4.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Huy động và tập trung nguồn vốn để phát triển KCHT nông thôn là nhiệm vụ cấp bách trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh đúng tầm thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022. Do vậy, cần phải có chiến lược, kế hoạch huy động vốn đầu tư theo từng năm và theo giai đoạn, xác định phương thức huy động từng nguồn vốn phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương trong tỉnh. Để xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn, Bắc Ninh cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, sớm hoàn thành việc lập và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, các quy hoạch vùng và phát triển đô thị và khu vực nông thôn Bắc Ninh đến 2035, tầm nhìn 2050; hoàn chỉnh bộ khung về quy hoạch từ quy hoạch vùng đến quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng, phát triển KCHT và kinh tế - xã hội nông thôn. Chú trọng bảo tồn và phát huy các công trình kiến trúc cổ; giữ gìn và phát triển không gian nông nghiệp gắn với các khu du lịch, sinh thái như Phật Tích, Núi Dạm, Thiên Thai, hành lang xanh sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu; kênh Kim Đôi, ngòi Con Tên. Từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT kinh tế - xã hội chung và KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo hướng đồng bộ, hiện đại, gắn kết chặt chẽ với KCHT của tỉnh và liên kết với mạng lưới hạ tầng trong vùng, miền, cả nước. Lồng ghép vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, các quy hoạch vùng và quy hoạch các huyện, thị, thành phố để hoàn chỉnh bộ khung về quy hoạch từ quy hoạch vùng đến quy hoạch chi tiết, thiết kế khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn để phát triển KCHT nông thôn.

Từ quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT nông thôn, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch xây dựng quy hoạch, kế hoạch huy động vốn phát triển KCHT nông thôn nhằm xác định chính xác nguồn lực vốn được huy động cho các công trình hạ tầng nông thôn; bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công

trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng gắn với với mạng lưới hạ tầng giao thông trong nước. Trên cơ sở đó, đề ra cơ chế, chính sách, ban hành các danh mục đầu tư KCHT nông thôn theo hướng phân loại nguồn vốn thực hiện để thu hút vốn từ NSNN, vốn từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đầu tư vào các lĩnh vực này.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch huy động vốn, trong đó, công tác quy hoạch phải đi trước một bước để định hướng và bảo đảm tính khả thi, đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo, chỉnh trang các công trình hạ tầng nông thôn. Đồng thời, phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng cho công tác triển khai huy động nguồn lực phát triển KCHT nông thôn. Rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng nông thôn đã được phê duyệt, đánh giá kết quả huy động vốn đã thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhiệm vụ phát triển KCHT nông thôn trong từng giai đoạn.

Cùng với các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển mà địa bàn nông thôn có được, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách huy động vốn phát triển KCHT nông thôn trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý thị trường bất động sản, quản lý hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình hạ tầng nông thôn. Thông qua các giải pháp về quy hoạch KCHT nông thôn kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng KCHT nông thôn.

Ngoài ra, để công tác quy hoạch thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, UBND tỉnh cần quy định rõ việc bố trí vốn cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch huy động vốn trong quy hoạch KCHT nông thôn trên địa bàn quản lý. Quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc phối hợp với chủ đầu tư, các ngành liên quan trong quá trình lập kế hoạch và triển khai huy động vốn để đẩy

nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày một cao của khu vực nông thôn.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước đối với công tác lập kế hoạch huy động vốn, phân bổ các nhiệm vụ cho UBND các huyện, thị, thành phố, theo đó, nhiệm vụ của UBND cấp huyện được phân cấp chính là một phần quan trọng trong nội dung của kế hoạch cấp đó. Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện có quyền chủ động trong triển khai, thực hiện kế hoạch huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn của địa phương mình. Cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn cho các công trình hạ tầng nông thôn phù hợp với các loại quy hoạch: quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch cấp huyện, quy hoạch ngành, quy hoạch KCHT nông thôn để tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo, phân tán, lãng phí nguồn lực vốn đầu tư. Đặc biệt, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện kế hoạch huy động vốn và xử lý nghiêm các vi phạm trong xây dựng, triển khai kế hoạch. Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xây dựng và quản lý kế hoạch vốn tại các cấp; từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh chuyên sâu về công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư.

Tăng cường thông tin, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển các công trình hạ tầng nông thôn, trong đó có kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính. Cần xây dựng cơ chế về đăng tải hồ sơ quy hoạch KCHT nông thôn và kế hoạch huy động vốn cho từng công trình trên trang thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh và trang thông tin điện tử của UBND huyện, thị, thành phố nơi đầu tư xây dựng công trình để xin ý kiến cộng đồng dân cư trước khi thẩm định hoặc phê duyệt. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp này. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị và nông thôn của tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Khuyến khích và tạo

điều kiện cho tổ chức, cá nhân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia phản biện xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về kế hoạch, quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn.

Bốn là, khi xây dựng kế hoạch huy động vốn phát triển KCHT nông thôn cần gắn kế hoạch huy động vốn với quy hoạch, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh và các chính sách thu hút vốn ngoài nhà nước vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần đẩy mạnh rà soát, xây dựng kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; kế hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Từ đó, xây dựng kế hoạch đầu tư và huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho hạ tầng sản xuất nông nghiệp như: hệ thống bảo quản, chế biến nông sản; hệ thống phân phối, tiêu thụ; các công trình thủy lợi đầu mối, các dự án trọng điểm; các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn;...

Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích, hỗ trợ, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển KCHT cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để phát triển KCHT nông nghiệp, nông thôn theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi thụ hưởng các công trình hạ tầng nông thôn. Định hướng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào những lĩnh vực, ngành, nghề có lợi cho hệ thống hạ tầng nông thôn và kế hoạch huy động vốn. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành hệ thống hạ tầng sản xuất, bảo quản, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết ngành, chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh.

Năm là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch huy động vốn phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước, khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Kế hoạch huy động vốn từ ngân sách phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số I792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ Vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 142 - 146)