- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là, nguồn thu không đều giữa các địa phương trong tỉnh
Nguồn thu ngân sách của các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không đồng đều, một số huyện có thu ngân sách lớn, một số huyện nguồn thu ngân sách thấp, phải chờ điều tiết từ ngân sách tỉnh nên mức huy động từ ngân sách cho đầu tư KCHT nông thôn có khó khăn.
Theo bảng số liệu 3.11, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong là những huyện có nguồn thu ngân sách lớn do thuận lợi về giao thông, gần các khu đô thị lớn, phát triển khu công nghiệp thu hút một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên các huyện, thị xã này có điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách lớn dành cho đầu tư KCHT nông thôn. Các huyện còn lại, nhất là Lương Tài, Gia Bình có nguồn thu ngân sách còn hạn chế do đặc điểm là huyện thuần nông, hệ thống
giao thông đang xây dựng nên nguồn ngân sách cho KCHT nông thôn thấp, chủ yếu từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, bổ sung.
Bảng 3.11: Tổng thu các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng 2010 2015 2017 2018 2019 Thu ngân sách cấp tỉnh 3.140.701 8.994.807 10.925.512 13.741.160 14.596.173 Thu ngân sách cấp 1.382.419 2.999.791 4.509.185 5.171.799 5.142.329 huyện các huyện, thị xã - Thị xã Từ Sơn 677.961 900.063 2.984.220 734.877 3.095.847 - Huyện Lương Tài 60.605 75.333 19.103 30.901 37.491 - Huyện Quế Võ 139.244 282.883 155.058 738.088 256.411 - Huyện Thuận Thành 88.751 281.236 56.796 212.686 91.644 - Huyện Yên Phong 102.400 221.602 587.548 65.117 843.600 - Huyện Tiên Du 270.844 1.191.134 682.321 3.290.045 661.412 - Huyện Gia Bình 42.614 47.540 24.138 100.085 155.925
Nguồn: Tổng hợp từ [52]. Hai là, Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cấp cơ sở. nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân về đầu tư phát triển KCHT nông thôn còn hạn chế.
Chất lượng quản trị địa phương chưa được nâng cao tương xứng với mức gia tăng nhanh chóng của quy mô kinh tế; việc ứng dụng phương thức quản lý mới, công nghệ thông tin, tích hợp dữ liệu, phối hợp trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đồng bộ KCHT nông thôn còn hạn chế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền còn chưa quyết liệt; một bộ phận lại quá nôn nóng, chạy theo thành tích. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, chưa chú trọng đến lợi ích thiết thực của người dân, chưa thực sự coi người nông dân là một chủ thể quan trọng trong phát triển KCHT nông thôn. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch huy động vốn từ tổ chức đấu giá đất, xử lý đất lấn chiếm, đất xen kẹt, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu dân cư ở các xã gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.
Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, một số cán bộ và người dân nông thôn còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của phát triển KCHT nông thôn với xây dựng NTM; thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, còn xem nhẹ vai trò của KCHT đối với xây dựng NTM. Vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho các dự án hạ tầng nông thôn dẫn đến việc người dân ít tham gia đóng góp vốn cho các công trình hạ tầng NTM.
Các công việc tuyên truyền vận động nhân dân, phân công trách nhiệm triển khai các bước công việc theo nội dung đề án phát triển KCHTnông thôn, lập hồ sơ dự án thành phần, lập kế hoạch huy động nguồn lực, đăng ký nhu cầu vốn thực hiện đề án và phương pháp tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, vẫn còn hình thức. Cán bộ xã còn lúng túng về việc lập thủ tục hồ sơ trình cấp có thẩm quyền duyệt; giải quyết, xử lý hồ sơ, thẩm định phê duyệt tiến độ chậm, kết quả chờ đợi kéo dài; thủ tục thu hồi đất, tổ chức đấu giá chưa thông thoáng, còn phức tạp. Một số địa phương chạy theo thành tích nên có biểu hiện huy động quá sức dân khiến cho người dân không muốn đóng góp. Có nơi khi triển khai thực hiện các công trình hạ tầng NTM còn lúng túng, không tính toán cụ thể nguồn lực đầu tư; điều kiện nguồn vốn địa phương không có hoặc có ít nhưng vẫn thực hiện những công trình quy mô lớn hơn qui định hoặc công trình hạ tầng đã đáp ứng tiêu chí NTM nhưng vẫn triển khai thực hiện dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.
Ba là, Đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về huy động vốn phát triển KCHT nông thôn. Bộ phận giúp việc cho công tác quản lý hoạt động đầu tư và vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm (nhất là ở cơ sở), số lượng biên chế ít.… Ý thức, trách nhiệm và năng lực một số cán bộ các sở, ngành, địa phương, nhất là ở cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc cập nhật kiến thức mới và kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với giai đoạn mới chưa nhanh dẫn tới công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo, tham mưu chính sách huy động vốn chưa chủ động và thường xuyên. Còn thiếu những cơ chế chính sách phát huy động lực từ các nguồn vốn ngoài ngân sách như vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, vốn từ cộng đồng
dân cư. Một số cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư KCHT nông thôn và huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn chậm được ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thực hiện. Nhiều chương trình. dự án cho KCHT nông nghiệp, nông thôn còn chồng chéo, khó lồng ghép dẫn đến phân tán nguồn lực.
Bốn là, Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh ngày càng tăng khiến cho chi phí về đầu tư xây dựng KCHT nông thôn tăng lên.
Ngoài các khu công nghiệp lớn, các công ty, xưởng chế xuất vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh, tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ các làng nghề như: Đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, giấy Yên Phong, thép Đa Hội, tranh dân gian Đông Hồ, bún bánh Khắc Niệm, tái chế Nhôm Văn Môn, gốm Phù Lãng… Tỉnh có 62 làng nghề phân bố đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 31 làng nghề truyền thống thu hút hơn 76 nghìn lao động và đóng góp gần 8% GDP của tỉnh. Rác thải sản xuất và sinh hoạt nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại, Lượng rác thải sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh phát sinh khoảng 700 tấn/ngày đêm, tương đương với 21,000 tấn/ngày đêm, được lưu giữ tạm thời tại 550 điểm tập kết và sau đó khoảng 70 % được vận chuyển về các nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tập trung của huyện để xử lý bằng công nghệ đốt, số còn lại do người dân tự đốt tại các nơi lưu giữ chất thải rắn và một phần nhỏ là đổ ra đường, mương, hồ.…[76].
Hiện có khoảng 70% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 80% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản với kinh phí hoạt động do người dân đóng góp.… Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn đạt khoảng 70 -80%. Có vùng cá biệt tỷ lệ này chỉ khoảng 50% đến 60%. Tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu. nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ… đặc biệt ở các làng nghề truyền thống. Việc triển khai theo chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh là xây dựng ở mỗi huyện, thị xã một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khó triển khai do không có quỹ đất và sự phản ứng mạnh mẽ của người dân không đồng ý cho xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn (huyện Yên Phong. Tiên Du. Thuận Thành) [76].
* Nguyên nhân khách quan
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân khách quan tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn Bắc Ninh xuất phát từ ảnh hưởng tiêu cực của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến phát triển KCHT nông thôn và huy động vốn đầu tư phát triển KCHT. Tại nhiều địa phương, việc phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh và nóng, kéo theo những hệ lụy về sự gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và nước thải; đồng thời, gia tăng dân số cơ học nhanh, do lượng lao động nhập cư lớn, dẫn đến quỹ đất cho phát triển KCHT nông thôn bị thu hẹp. Hệ thống trường học, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa, thể thao có nơi bị quá tải, không kịp đáp ứng đủ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí của người dân tăng cơ học ở vùng nông thôn. Phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2019 trùng thời điểm với giai đoạn suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước lớn và xu hướng bảo hộ đã tác động đến sản xuất của các tập đoàn lớn, trong khi quy mô kinh tế của tỉnh lớn và phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Mặc dù vậy, Bắc Ninh vẫn ưu tiên dành một phần ngân sách đầu tư phát triển KCHT nông thôn.
Hệ thống cơ chế chính sách chưa đầy đủ, kịp thời, một số còn bất cập, thiếu đồng bộ; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề hoạt động với quy mô nhỏ, năng lực quản trị, sản xuất thấp, khả năng cạnh tranh kém, sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa và xu hướng nông dân bỏ ruộng gia tăng. Thị trường bất động sản trong những năm gần đây khá trầm lắng, làm cho việc tạo nguồn vốn cho KCHT nông thôn từ khai thác quỹ đất của các địa phương gặp nhiều khó khăn. Tình hình biến đổi khí hậu diễn ra rất phức tạp đã tác động đến sản xuất và đời sống của người dân; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tệ nạn xã hội… cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của bộ phận người dân khu vực nông thôn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động và bố trí nguồn lực thực hiện phát triển KCHT nông thôn.
Chương 4