Phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt phải đồng bộ và bằng sức mạnh tổng hợp của các chủ thể

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 119 - 121)

đồng bộ và bằng sức mạnh tổng hợp của các chủ thể

Đây là quan điểm quan trong giữ vai trò chỉ đạo về tổ chức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay. Cơ sở xác định quan điểm xuất phát từ thực chất của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là gắn với quá trình đào luyện nâng cao chất lượng con người cả về phẩm chất, trí lực và thể lực để họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất, hiệu quả cao và có những đóng góp cho sự phát triển của ngành đường sắt. Vì thế, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt tất yếu phải tiến hành đồng bộ bằng sức mạnh của nhiều chủ thể.

Nội dung của quan điểm phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt phải tiến hành đồng bộ bằng sức mạnh của nhiều chủ thể, là chỉ ra cho các lực lượng cả tầm vĩ mô, vi mô cần có nhận thức, trách nhiệm tham gia quá trình phát triển nguồn nhân lực của ngành. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cần xác định nhân lực là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt để thực hiện các mục tiêu chiến lược và hiện thực hóa các nguồn lực khác để hiện đại hóa ngành. Hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo, môi trường, điều kiện, cơ chế, chính sách, đầu tư, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực này... Những vấn đề đang đặt ra đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành cũng bao gồm nhiều phương diện như: nhận

thức và hành động, lãnh đạo và quản lý, tổ chức thực hiện, thi đua khen thưởng…Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, biện pháp, cách thức, của chủ thể phát triển.

Giá trị của quan điểm phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt phải tiến hành đồng bộ bằng sức mạnh của nhiều chủ thể. Đây là cơ sở để các chủ thể có sự đồng thuận cao trong nhận thức nội dung cấu thành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, là phải đảm bảo được tính toàn diện bao gồm cả gia tăng về số lượng, phát triển về chất lượng và cân đối về cơ cấu nhân lực. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về chất lượng phải trên cả phương diện phẩm chất, trí lực, thể lực. Đồng thời, chỉ đạo các chủ thể căn cứ vào vị trí, vai trò, chức năng để xác định biện pháp cho phù hợp, tham gia có hiệu quả quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt.

Phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay được hiểu là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo mang tính chất "đầu tư chiến lược" cho nguồn lực con người của ngành đường sắt. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có sự tham gia đồng bộ của các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân chất lượng cao ngành đường sắt. Đối với Đảng, Nhà nước, ngành đường sắt cần phải đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài).

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp trong Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cần đánh giá đúng nhu cầu đào tạo, phát triển của doanh nghiệp mình. Phải xây dựng được các chiến lược phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao của công ty một cách hợp lý. Cần phải quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiều nội dung, hình thức, biện pháp thích hợp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp và tạo điều kiện đển gười lao động áp dụng những điều đã học vào công việc thực tế. Mặt khác, cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về về môi trường, đảm bảo mọi nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công ty mình. Có cơ chế, chính sách hợp lý để động viên, khuyến khích người lao động tự giác, nhiệt tình tham gia đào tạo và tự học để nâng cao năng lực…

Chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp mới trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp, lôi cuốn được nhiều lực lượng tham gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Thực hiện đồng bộ các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, Nhà nước, của ngành đường sắt và các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty đường sắt nói riêng. Quá trình triển khai các chương trình, chiến lược này cần có nhiều biện pháp phù hợp với từng điều kiện, tình hình cụ thể của từng giai đoạn, từng loại hình doanh nghiệp, từng loại hình công việc… Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc cần được quán triệt và vận dụng một cách linh hoạt.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w