NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
2.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
2.1.1.1. Về nguồn nhân lực
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau:
Nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cho sự phát triển của một quốc gia, là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng của các nhóm dân cư, cá nhân trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội; có đủ các yếu tố về phẩm chất, về thể lực, trí lực được huy động vào quá trình lao động. Ở một nghĩa nào đó, nguồn nhân lực có thể tương đồng với nguồn lực con người (Hunman Resources), nguồn lao động được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương tây và một số nước châu Á. Theo quan niệm của Liên hợp quốc cho rằng: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" [49].
Nguồn lao động là khái niệm để chỉ bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động được quan niệm là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng cung ứng lao động của xã hội. Ở Việt Nam, quy định độ tuổi lao động của Luật lao động (1994), độ