Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của các

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 62 - 64)

Việt Nam phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của các chủ thể lãnh đạo, quản lý

Hoạt động thực tiễn của con người là hoạt động có mục đích, được tổ chức và đặt dưới sự chỉ đạo của nhận thức. Bởi, nhận thức của con người là nhằm để chỉ đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, nếu con người nhận thức đúng thì hoạt động thực tiễn sẽ có hiệu quả, nhận thức càng cao thì hoạt động thực tiễn càng mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ sẽ dẫn đến hoạt động thực tiễn không đúng hướng, hiệu quả mang lại không cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là phát triển những chuyên gia có tài năng và đức độ làm nòng cốt, đầu tàu, mũi nhọn trong ngành vận tải quan trọng của đất nước. Đây là một công việc rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, liên quan trực tiếp đến nhiều lực lượng, nhiều chủ thể và cán bộ, viên chức của ngành. Do đó, việc phát triển nguồn lực này, phụ thuộc trước hết vào nhận thức, thái độ trách nhiệm trình độ, năng lực của các chủ thể lãnh đạo, quản lý. Đây là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể phát triển và đối tượng phát triển.

Nội dung của nhân tố chỉ ra rằng, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam phụ thuộc vào vai trò của các chủ thể lãnh đạo, quản lý mà quan trọng và trực tiếp nhất là nhận thức, trách nhiệm,

trình độ, năng lực của họ. Chủ thể lãnh đạo, quản lý, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo và các đơn vị trực thuộc ngành. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực của các lực lượng này.

Nhận thức của các chủ thể có sự tác động trực tiếp đến toàn bộ quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt; nếu các chủ thể nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác phát triển nguồn lực này sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để xác định quan điểm, chủ trương nghị quyết lãnh đạo sát đúng; mới xây dựng được chiến lược, kế hoạch phát triển cụ thể, thiết thực. Đồng thời, lựa chọn trúng, đúng các nội dung, hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả tốt. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp cho các chủ thể có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng, có chính sách đãi ngộ đúng đắn nhằm phát triển, phát huy vai trò, tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc cũng là cơ sở để các chủ thể xác định đúng thái độ, trách nhiệm của mình đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngược lại, nếu các chủ thể nhận thức không đầy đủ sẽ dẫn đến thiếu chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng; xác định nội dung, hình thức, biện pháp phát triển không phù hợp; quan tâm, đầu tư không thỏa đáng, thiếu chính sách tạo động lực, làm cho việc phát triển nguồn lực này không mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhận thức của các chủ thể đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, trước hết thể hiện ở sự nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng tinh hoa trong ngành. Sự cần thiết phải phát triển nguồn lực này nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và vì sự phát triển chung của nước ta. Đó là nhận thức của các chủ thể về đặc thù lao động trí tuệ, sáng tạo khoa học và những đóng góp, cống hiến của nguồn nhân lực cho ngành và cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đó

còn là nhận thức của các chủ thể về vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân đối với công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam.

Chủ thể tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là khá đa dạng nên cần có sự thống nhất cao về nhận thức, cách thức và mục tiêu thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Mỗi chủ thể có vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sự tác động, ảnh hưởng khác nhau đến phát triển nguồn lực này. Do đó, nhận thức đầy đủ, sâu sắc, còn tạo ra sự thống nhất nhận thức giữa các chủ thể, là cơ sở để thống nhất ý chí, hành động, tạo nên sự đồng thuận, sức mạnh tổng hợp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành; khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất trong quá trình phát triển nguồn lực này. Theo đó, nếu các chủ thể có thái độ đúng đắn, luôn dành sự tôn trọng, đánh giá đúng vai trò và những cống hiến của nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn đề cao trách nhiệm, thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác phát triển nguồn lực này, thì chất lượng, hiệu quả mang lại sẽ cao. Ngược lại, các chủ thể có thái độ không đúng, thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm, thậm chí thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm, trình độ, năng lực hạn chế sẽ làm cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không mang lại hiệu quả thiết thực, thậm chí triệt tiêu động lực phấn đấu của nguồn lực này. Kết quả điều tra xã hội cho thấy, có 82% ý kiến được hỏi đã cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì các chủ thể phải nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực [Phụ lục 10.3].

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w