7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Đánh giá kết quả nâng cao năng lực cán bộ, công chức
1.2.3.1. Trình độ cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức huyện phải có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nhà nước, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, sử dụng được máy móc, phương tiện trang thiết
bị hiện đại; có kiến thức tin học để có khả năng vận hành chính quyền điện tử một cách thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp và các thông lệ quốc tế phục vụ cho công tác chuyên môn.
Tự chủ, bình tĩnh, năng động, sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết khắc phục các khâu yếu, phát huy lợi thế tiềm năng, biết tận dụng thời cơ có lợi cho hệ thống; Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động công vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch, có tác phong đúng mực, tham mưu tốt cho cấp trên, lắng nghe và hiểu cấp dưới, có thái độ chân thành, đồng thời biết xây dựng tập thể đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn và tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
1.2.3.2. Hiệu quả thực thi công vụ, mức độ đảm nhận công việc
Là tiêu chí cơ bản để đánh giá đúng đắn nhất những gì mà mỗi cán bộ, công chức đã làm được trong thời gian nhất định. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phản ánh thông qua mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, thể hiện ở khối lượng công việc được giao, chất lượng công việc được hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả của công việc đó trong từng vị trí, từng giai đoạn bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và những nhiệm vụ đột xuất.
Dựa trên kết quả đánh giá về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của đội ngũ đó trong thực tiễn công tác. Một cán bộ, công chức đạt chất lượng tốt thì phải thường xuyên được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có những cán bộ, công chức đạt trình độ chuyên môn nhưng chỉ được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ, người
quản lý cần xem xét những khía cạnh khác của cán bộ, công chức đó. Kết quả đánh giá này cũng là cơ sở để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng và sắp xếp nhân sự tại cơ quan, đơn vị.
1.2.3.3. Đạo đức công vụ và văn hóa công sở
Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn, điều kiện quan trọng đối với mỗi cán, nhất là trong bối cảnh hiện nay, sự suy thoái và xuống cấp về tư tưởng đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên của Đảng đang ở mức báo động, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, công chức, những người thường xuyên trực tiếp làm việc với nhân dân.
Phẩm chất chính trị thể hiện nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đuờng lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và sự kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phẩm chất chính trị còn được thể hiện ở tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; chống lại chủ nghĩa cơ hội bè phái, các biểu hiện tiêu cực, các tư tưởng thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước. Đồng thời tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi tình huống.
Về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, chúng ta cần nhắc đến đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức được thể hiện thông qua lối sống, tác phong, lề lối làm việc. Đó là việc giữ gìn đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng,lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân được xem là chìa khóa thành công của cán bộ, công chức.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được thể hiện thông qua ý thức tổ chức kỷ luật tại cơ quan, đơn vị và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ như: Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc, chấp hành sự phân công của tổ chức, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; tinh
thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và thể hiện sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc mình làm,...
Như vậy việc đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức của người cán bộ,