7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học rút ra cho Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Huyện Hoa Lư cần đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài, cách thức tuyển chọn công chức; bố trí, sử dụng hợp lý công chức sau khi tuyển dụng; cần coi trọng công tác quy hoạch cán bộ, vận dụng sáng tạo, phù hợp theo đặc điểm, tình hình địa phương; chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ trẻ dài hạn; xây dựng quy hoạch công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nghiên cứu xây dựng mô hình "Chính quyền điện tử" nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ hành chính công, giảm bớt thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá công chức một cách nghiêm túc; lấy kết quả làm căn cứ đề bạt, nâng lương, đưa vào quy hoạch; kiên quyết xử lý, thay thế những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái đạo đức, giảm sút uy tín.
Tập trung xây dựng và đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội cán bộ, công chức cấp huyện nhằm tạo áp lực cần thiết để mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm thực hiện công việc của mình.
Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí việc làm, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức có được sự yên tâm phát huy năng lực và cống hiến hết mình trong công tác. Làm tốt công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan phù hợp với đặc điểm và điều kiện, vị trí việc làm.
Ngoài các công việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây cũng là công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của đề tài. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho công tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại cơ quan UBND huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Tiểu kết chƣơng 1
Có thể thấy trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến cán bộ, công chức luận văn bước đầu đã xác định khái niệm cán bộ, công chức, các tiêu chí để đánh giá cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực CB,CC, sẽ giúp cho việc lựa chọn, tuyển dụng đầu vào của mỗi cơ quan nhà nước chặt chẽ và có năng lực hơn. Đồng thời, với việc nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực CB,CC, chúng ta sẽ có những bước chuẩn bị cũng như tạo những hành lang thuận lợi cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lựcngười CB,CC trong điều kiện hiện nay. Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:
Nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC các cấp nói chung, cấp huyện nói riêng là con đường tác động lên các nhân tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục,....nhằm làm giàu kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để đội ngũ CB,CC vững vàng về phẩm chất chính trị, đạo đức, về trình độ chuyên môn và kỹ năng giải quyết công việc, về nhân cách nghề nghiệp… Nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Các khái niệm, nội dung nâng cao năng lực CB,CC cũng như các tiêu chí đánh giá năng lực CB,CC, các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức; các chủ trương, chính sách của Đảng, thể chế, pháp luật của Nhà nước về công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được nêu ra ở Chương 1 sẽ là cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong phần sau của luận văn. Đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực đảm bảo, đủ về số lượng sẽ là nhân tố quyết định thắng lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nói chung.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH