Tăng cường công tác đánh giá và kiểm soát cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu 29_ LE MANH TOAN (Trang 103 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tăng cường công tác đánh giá và kiểm soát cán bộ, công chức

Đánh giá CBCC là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ, là công việc xem xét thực trạng trình độ dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê lượng CBCC không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Để công tác này đạt hiệu quả cao, UBND huyện cần thực hiện các yêu cầu sau: công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục. Để công tác đánh giá có hiệu quả thì việc rà soát luôn phải gắn với tiêu chuẩn chức danh vì có gắn với tiêu chuẩn chức danh mới có một cơ sở đúng đắn để đánh giá CBCC. Cần có các mức độ đánh giá đi liền với các hình thức xử lý, khen thưởng CBCC. Trong các mức độ để đánh giá này thì trình độ và năng lực thực thi công vụ là hai tiêu chí quan trọng nhất.

Công tác đánh giá là tiền đề và cơ sở cho công tác kiểm soát CBCC của huyện. Hai khâu này có ý nghĩa trên nhiều phương diện. Thứ nhất, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi bất hợp pháp và bất hợp lý ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thiệt hại đến các nguồn lợi của

địa phương, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, là căn cứ để lựa chọn, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật CBCC. Việc đánh giá sẽ được tiến hành theo định kỳ, có các mức đánh giá từ cao xuống thấp đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thăng chức…Nhờ việc đánh giá định kỳ và kiểm soát thường xuyên mà CBCC kịp thời nhận ra được những sai lầm, khuyết điểm của mình để sửa chữa. Đồng thời đây cũng chính là một áp lực buộc các CBCC phải chủ động phấn đấu học tập, tu dưỡng phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh cơ chế đánh giá và kiểm soát của cơ quan có trách nhiệm thì việc đánh giá và kiểm soát của quần chúng nhân dân đối với CBCC cũng cần được quan tâm và được đảm bảo. Người dân chính là đối tượng thụ hưởng các hoạt động của CBCC trong các cơ quan chuyên môn của huyện. Do đó, tăng cường cơ chế kiểm soát và đánh giá của quần chúng nhân dân đối với CBCC của huyện cũng là một phương thức tác độ ng có hiệu quả tới việc nâng cao năng lực của đối tượng này. Hệ thống công cụ và cơ chế kiềm chế đó bao gồm: điều tra thăm dò dư luận; hộp thư góp ý; hệ thống khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu 29_ LE MANH TOAN (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w