Nhân tố chủ quan:

Một phần của tài liệu Dang-The-Tung-QT1801N (Trang 27 - 30)

3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp

1.3.1. Nhân tố chủ quan:

Lực lượng lao động

Trong hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp, lực lượng lao động tác đọng trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:

- Trình độ lao động: nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ tương ứng sẽ góp phần quan trọng vận hành có hiệu quả yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợp trướ hết góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Ý thức, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật của người lao động. Đây là yếu tố cơ bản quan trọng để phát huy nguồn lao động trong kinh doanh. Vì vậy chúng ta có thể đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng ta tạo được đội ngũ lao động, có kỹ thuật, có năng suất cao.

Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của cải tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Sự phát triển cảu cơ sở vật chất kỹ thuật tạo cơ hội nắm bắt thông tin trong quá trình phát hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định hướng lại hoặc chuyển hướng kinh doanh.

- Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh làm cho chúng tảư dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh.

- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra nghành nghề kinh doanh.

Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin của doanh nghiệp

Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, và nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hàng hoá. Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung cầu hàng hoá, giá cả… không những thế, doanh nghiệp cần hiểu biết thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quôc tế, các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp.

Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạnh định thông tin, không thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời nhanh chóng thì doanh nghiệp dễ đi đến thất bại.

Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, nắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh… thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để dành thắng lợi trong kinh doanh và thu lợi nhuận cao đảm bảo cho doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin.

Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp

Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Quản trị doanh nghiệp có vai trò định hướng co doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt kinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở để đạt hiệu quả hoặc thất bại phi hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực dến hiệu quả kinh doanh thông qua hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản trị.

Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có có ý nghĩa duy trì thành đạt cho mọi tổ chức kinh doanh. Trong các nhiệm vụ phải hoàn thành người cán bộ doanh nghiệp phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là:

- Xây dựng tập thể là một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao. - Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững vàng ổn định.

Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tương quan giữa hai đại lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cả hai đại lượng này phức tạp, khó tính toán và đánh giá một cách chính xác. Cùng với sự phát triển khoa học quản trị kinh doanh ngày càng tìm ra các phương pháp đánh giá và xác định hai đại lượng này gần với giá trị thực của nó. Trong cả hai đại lượng này xem xét trên hai đại lượng giá trị và giá trị sử dụng tiêu thức lợi nhuận làm kết quả thì kết quả và chi phí có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có thể biểu diễn mối quan hệ đó như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Sự khó khăn trước hết biểu hiện ở hai quan niệm về hai yếu tố này, và cần chú ý rằng cái gì là lợi nhuận sẽ không là chi phí và ngược lại, cái gì coi là chi phí sẽ không là lợi nhuận.

Có rất nhiều dẫn chứng, chứng tỏ rằng sự không thống nhất trong quan điểm này. Ví dụ trước đây người ta quan niệm rằng thuế nằm trong phạm trù lợi nhuận là một phần lợi nhuận. Ngày nay quan niệm này đã dần thay đổi: nhiều loại thuế coi là yếu tố cấu thành chi phí chứ không là lợi nhuận. Vậy ảnh hưởng tính toán kinh tế đến hiệu quả kinh doanh chính là nằm ở sự phức tạp trong quan niệm về hai yếu tố này.

Mặt khác việc áp dụng toán kinh tế trong doanh nghiệp đối với việc xây dựng mô hình các quá trình kinh doanh là cần thiết, nó là phần quan trọng giúp daonh nghiệp giảm được chi phí và không lãng phí nguồn làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Dang-The-Tung-QT1801N (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w