3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
1.3.2. Nhân tố khách quan:
Bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực to hay nhỏ, sau cho cùng nó chỉ là một trong những phần tử cấu thành nền kinh tế quốc dân hay trên phương diện rộng hơn. Trong hoàn cảnh quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thể coi là bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Do đó, hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Đó là tổng hợp các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây chúng ta xét tới một số nhân tố chủ yếu sau:
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thuận lợi và ngược lại moii trường pháp lý không ổn dịnh sẽ gây cho doanh nghiệp khó khăn trở ngại và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật do nhà nước đặt ra - thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và các thông lệ và luật lệ quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Môi trường pháp lý tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phải chấp hành mọi quy định của nhà nước và nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài htì doanh nghiệp không thể nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và có thông lệ quốc tế.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tốc đọ tăng thu nhập quốc dân, lạm phát… các yếu tố này luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơ cấu nghành cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể toạ nên sự hấp dẫn của thị trường. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cuả đất nước cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình. Còn ngược lại tăng trưởng kinh tế của đất nước không ổn định và trì trệ kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí do không hiệu quả…
Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định tức là khả năng tiêu dùng của thực tế của khách hàng daonh ngihiệp ngày càng tăng làm cho thị trường doanh nghiệp được mở rộng sản xuất của doanh nghiệp được đặt ra. Ngược lại thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất bị trì trệ, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được.
Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống kinh tế của đất nước nói chung và hạot động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Tốc độ lạm phát của đất nước được kìm chế thấp va ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiền trong nước ổn định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác giá trị của của đồng tiền trong nước ổn định cũng là cơ sở quan trọng dể đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào đồng tiền nội tệ mạnh và mua những tài sản có giá trị khác.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết các chính sách kinh tế cuả nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế quốc dân. Nếu chính sách kinh tế của nhà nước đưa ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MINH HIỆP