KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 26 - 33)

DOANH NGHIỆP CỦA BIDV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 3.2.1.Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

của BIDV giai đoạn 2008-2012

600000

Tổng tài sản 500000

400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 28.20% 22% 23.20% 30% 25% 20% 15.60%

Tổng dư nợ cho vay 15%

10% 5% 0%

% tăng trưởng so với năm liền trước

100% 95% 11.72%10.75%11.74%13.04% 13.95% 90%DNCV khách hàng khác 85%DNCV KHDN 80% 88.28%89.25%88.26%86.96%86.05% 75% 2008 2009 2010 2011 2012

Bảng 3.3 Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012

(Đvt: tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 GT % GT % GT % GT % GT % Tổng DNCV Trong đó: DNCV KHDN 160.983 100% 206.402 100% 254.192 100% 293.937 100% 339.924 100% 142.121 88,28% 184.207 89,26% 224.360 88,26% 255.611 86,96% 292.520 86,05%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)

Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012

(Đvt: tỷ đồng) Năm 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng DNCV Trong đó: DNCV KHDN 45.419 28,21% 47.790 23,15% 39.745 15,64% 45.987 15,65% 42.086 0,98% 182.274 -1,00% 31.251 -1,30% 261.269 -0,91%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)

Tổng DNCV trước dự phòng rủi ro của BIDV tăng đều đặn trong suốt 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012. Cụ thể là vào cuối kỳ báo cáo năm 2009, DNCV trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ, tăng 28,2% so với năm 2008. Chỉ tiêu này tăng trưởng đều qua các năm, đạt 339.924 tỷ năm 2012, tương ứng tăng 15,6% so với năm liền trước. Có được sự tăng trưởng này là nhờ sự tăng trưởng trong DNCV khách hàng cá nhân hoặc các tổ chức tín dụng khác vì có thể dễ dàng nhận ra rằng DNCV KHDN tăng

Hình 3.4 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của BIDV

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)

chậm và thậm chí sụt giảm vào những năm cuối kỳ nghiên cứu.

Hình 3.5 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay giai

Nhìn vào biểu đồ hình 3.5, có thể thấy, qua các kỳ nghiên cứu, KH DN là đối tượng KH trọng yếu, tỷ trọng DNCV đối với KH

DN chiếm trên 80% tổng

đoạn 2008-2012

20

DNCV. Do đó, chất lượng tín dụng của toàn hệ thống BIDV bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng tín dụng của KH DN.

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của BIDV 2008-2012)

Bảng 3.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành của BIDV giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp & lâm nghiệp & thủy sản 6,46% 5,64% 3,54% 4,46% 5,34%

Công nghiệp khai thác mỏ 3,88% 5,89% 8,74% 2,72% 2,97%

Công nghiệp chế biến 20,49% 18,05% 12,08% 25,61% 21,97%

Sản xuất & phân phối điện khí đốt & nước 7,02% 6,95% 8,36% 9,40% 12,38% Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,16%

Xây dựng 23,09% 23,80% 26,92% 14,50% 12,61%

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá

nhân & gia đình 14,91% 15,92% 15,65% 20,06% 19,97%

Khách sạn & nhà hàng 5,45% 4,69% 2,50% 0,81% 0,00%

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 7,04% 5,75% 6,17% 5,73% 3,98%

Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2,99%

Hoạt động tài chính 1,18% 1,94% 1,30% 0,57% 0,21%

Hoạt động kinh doanh bát động sản 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 6,88% Hoạt động khoa học & công nghệ 0,00% 0,01% 0,68% 3,69% 0,07% Hoạt động hành chính & dịch vụ hỗ trợ 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,03% Hoạt động liên quan KD tài sản và DV tư vấn 0,00% 0,00% 0,00% 0,55% 0,00% Quản lý nhà nước & an ninh quốc phòng 0,00% 0,06% 0,05% 0,12% 0,75%

Giaó dục & đào tạo 0,13% 0,16% 0,19% 0,22% 0,08%

Y tế & hoạt động cứu trợ xã hội 0,93% 0,83% 0,62% 0,55% 0,50%

Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,15%

Hoạt động văn hóa thể thao 0,98% 1,22% 1,24% 0,03% 0,00%

Hoạt động phục vụ cá nhân & cộng đồng 9,64% 7,96% 10,93% 10,97% 0,00% Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 0,00% 0,42% 0,38% 0,00% 0,00% Hoạt động các tổ chức & đoàn thể quốc tế 0,09% 0,04% 0,04% 0,00% 0,00%

Ngành khác 0,00% 0,00% 0,06% 0,02% 8,96%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV từ 2008-2012)

Trong số các KH DN của mình, BIDV tập trung cho vay các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; công nghiệp; thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình. Cụ thể là tỷ trọng dư nợ cho vay các DN thuộc ngành xây dựng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20,04%; tỷ trọng trung bình của ngành công nghiệp chế biến chiếm 19,64%;

TL nợ xấu toàn hệ thống NH Việt Nam2.17% 2.20%2.14%3.30%8.82%

tỷ trọng của thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình chiếm khoảng 17,30% trên tổng DNCV KH DN trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.

3.2.2.Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012

8.82% 2.75% 2.82% 2.71% 3.30% 2.96% 2.17% 2.20% 2.14% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV 2.75% 2.82% 2.71% 2.96% 2.90%

(Nguồn: Số liệu từ Báo cáo thường niên của BIDV & website:cafef.vn)

Mặc dù tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt là ở hai năm 2011 và 2012, tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng khoảng 15,65% mỗi năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (14,4% năm 2011 và 8,85% năm 2012) nhưng BIDV vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 3% (đồng nghĩa với tỷ lệ tín dụng của riêng KHDN của BIDV cũng được kiểm soát ở mức thấp), thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống NH là nhờ:

- Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu được phát huy và chú trọng. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư cũng được rà soát thường xuyên, nhờ vậy CBTD có thể phát hiện kịp thời những KH có biểu hiện tài chính yếu kém hoặc có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và có kế hoạch, biện pháp xử lý.

10.00% 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00%

Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng

Thẩm định rủi ro Phê duyệt cấp tín dụng Giải ngân và phát hành bảo lãnh

Giám sát và kiểm soát Thu nợ, lãi phí Thanh lý hợp đồng, bảo lãnh

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát rủi ro như thành lập các tổ kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt và hiệu quả.

- Ngoài ra, việc xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý cũng như trong đó có một vai trò không nhỏ của hệ thống XHTD nội bộ trước khi lập đề xuất cho vay đã góp phần giúp BIDV quản lý tốt tỷ lệ nợ xấu của mình.

3.3. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Hình 3.7 Sơ đồ khái quát quy trình tín dụng của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp

(Nguồn: Dựa theo quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV)

Quy trình tín dụng của BIDV được xây dựng gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Tiếp thị KH, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng

 Cán bộ QHKH tiếp thị và nhận hồ sơ, sau đó đánh giá, phân tích hồ sơ dựa trên:

Đánh giá chung về khách hàng

Tình hình tài chính của khách hàng

Chấm điểm tín dụng khách hàng. Ngoài ra, BIDV phải tham khảo thêm

thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng

Phân tích, đánh giá về phương pháp sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp

Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch đảm bảo hiện hành của BIDV

 Cán bộ QHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng

 Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng. Ở bước này, tùy thuộc vào hạn mức tín dụng được đề nghị mà được quyết định bởi các cấp lãnh đạo.

Chi tiết về bước này được thể hiện rõ hơn ở Phụ lục 6

Bước 2: Thẩm định rủi ro

 Tiếp nhận hồ sơ

Tại chi nhánh: Phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ Phòng QHKH và Phòng giao dịch

Tại hội sở chính: Ban QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ Ban QHKH đối với khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại hội sở chính và các khách hàng của chi nhánh do Ban QHKHDN trực tiếp thẩm định và chi nhánh đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh

 Thẩm định rủi ro

Tại chi nhánh: cán bộ QLRR thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm hồ sơ tín dụng trình ban lãnh đạo phòng QLRR Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tại chi nhánh (PGĐ QLRR, GĐ chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở).

Tại hội sở chính: trình tự thực hiện tương tự như tại chi nhánh. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro là GĐ/PGĐ ban QLRR, PTGĐ QLRR, TGĐ, hội đồng tín dụng trung ương, ủy ban QLRR, hội đồng quản trị

Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ ban QLRRTD, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, GĐ/PGĐ ban QLRR phải có ý kiến và ký trên báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Tại chi nhánh:

 Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro:

Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/ cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng Tại phòng giao dịch: trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của lãnh đạo phòng giao dịch, khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi lãnh đạo phòng giao dịch ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng.

Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ QLRR: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ QLRR trên báo cáo thẩm định rủi ro

Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng cơ sở: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở.

Tại hội sở chính:

 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ ban QLRRTD: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của GĐ/PGĐ ban QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ ban QLRRTD trên báo cáo thẩm định rủi ro

 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của TGĐ/PTGĐ phụ trách rủi ro: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PTGĐQHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và TGĐ/PTGĐ phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định rủi ro.

 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng trung ương: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên hội đồng tín dụng trung ương.

Bước 4: Giải ngân và phát hành bảo lãnh

 Giải ngân: Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân

 Trình duyệt giải ngân: Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, các điều kiện giải ngân trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất giải ngân

 Phê duyệt giải ngân: căn cứ vào đề xuất giải ngân của bộ phận QHKH, QTTD và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân xem xét và ra quyết định

 Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ

Bước 5: Giám sát và kiểm soát

 Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của KH đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi.

 Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận QHKH và QTTD trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/KH có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của KH chuyển sang nợ xấu, quản lý

danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh nợ,–

 Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/bảo lãnh của các KH, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH.

Bước 6: Thu nợ, lãi phí

 Cán bộ QHKH chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn

 Ngay sau khi giải ngân, cán bộ QTTD cài đặt thu nợ gôc, lãi tự động trên máy hoặc lập chỉ thị thu nợ gửi bộ phận GDKH để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh.

 Thanh lý hợp đồng cho vay: khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi, phí, bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận QTTD và GDKH thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các hợp đồng (nếu có) và lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán.

 Thanh lý hợp đồng bảo lãnh: trường hợp thư bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định trong thư bảo lãnh, bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc khách hàng cung cấp các bằng chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh. Khi nhận được các bằng chứng liên quan, bộ phận QHKH lập đề xuất tât toán bảo lãnh, chuyển đề xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển sang bộ phận QTTD. Cán bộ QTTD đồng thời thực hiện thu phí bảo lãnh còn lại (nếu có) và tất toán bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 26 - 33)