Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33 - 37)

phát sinh tại BIDV. Như đã nói, việc xây dựng quy trình tín dụng này đã góp phần rất lớn trong việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức dưới 3% trong suốt 5 năm (từ 2008 đến 2012). Tuy mỗi bước trong quy trình đều có tầm quan trọng nhất định nhưng không thể phủ nhận vai trò quyết định của công tác XHTD ngay từ bước đầu tiên của quy trình.

3.4. HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV

3.4.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp củaBIDV BIDV

Bộ phận QHKH tại các chi nhánh thực hiện việc chấm điểm tín dụng KH DN theo trình tự 6 bước của mô hình XHTD do Earns & Young thiết kế, được quy định cụ thể trong công văn số 8958/QĐ-BNC, quyết định về việc ban hành hệ thống XHTD nội bộ được thông qua vào ngày 20/10/2006. Mục tiêu của việc XHTD nói chung là để đánh giá rủi ro

Tổng hợp điểm và xếp hạng Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Xác định loại hình sở hữu của DN: DN Nhà nơớc

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác Xác định quy mô: Lớn Vừa Nhỏ Xác định ngành nghề kinh tế:

Nông, lâm, thủy sản Thương mại, dịch vụ Xây dựng

-Công nghiệp

của khách hàng dựa trên các yếu tố như ngành nghề kinh tế, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, độ tin cậy của BCTC của DN, từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng cũng như thiết lập các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Hình 3.8 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên quy trình XHTD của BIDV)

Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của KH. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hằng năm của KH.

Trong trường hợp KH kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% thì chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà KH có hoạt động để xếp hạng.

Bước 2: Xác định quy mô

Quy mô hoạt động của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà KH đang có hoạt động. Quy mô của KH được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau:

- Vốn chủ sở hữu - Số lượng lao động - Doanh thu thuần - Tổng tài sản

Quy mô của KH được chia thành 3 loại như sau:

- KH quy mô lớn: có tổng số điểm từ 22 điểm đến 32 điểm. - KH quy mô vừa: có tổng số điểm từ 12 điểm đến 21 điểm. - KH quy mô nhỏ: có tổng số điểm dưới 12 điểm.

Căn cứ để phân loại KH có quy mô lớn, vừa và nhỏ: xem Phụ lục 6.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của KH

Căn cứ vào đối tượng sở hữu, KH được chia thành các loại khác nhau: - KH là doanh nghiệp nhà nước

- KH là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - KH khác

Với mỗi loại KH, hệ thống XHTD quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp KH đang có quan hệ tín dụng hoặc KH mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu)

Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu)

Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu)

Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu)

Cơ cấu điểm (trọng số) của các chỉ tiêu tài chính được quy định khác nhau cho các ngành khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất và đặc thù riêng của mỗi ngành kinh tế.

Chi tiết về các chỉ tiêu và cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính được thực hiện theo Phụ lục 7.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Thông thường, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:

Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (2 chỉ tiêu)

Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN (9 chỉ tiêu)

Quan hệ với ngân hàng (11 chỉ tiêu)

Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu)

Các đặc điểm hoạt động của KH (11 chỉ tiêu)

Tuy nhiên do đặc thù riêng của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu phụ trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Trọng số của nhóm các chỉ tiêu phi tài chính được quy định như sau:

Bảng 3.6 Điểm có trọng số theo loại hình doanh nghiệp các chỉ tiêu phi tài chính trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV

STT Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu tư

nước ngoài DN khác

1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5%

2 Trình độ quản lý 28% 26% 28%

3 Quan hệ với ngân hàng 37% 37% 37%

4 Các nhân tố bên ngoài 10% 10% 11%

Tổng số 100% 100% 100%

(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)

Chi tiết về các nhóm chỉ tiêu phi tài chính và cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện theo Phụ lục 9.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng

Tổng hợp điểm: tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào độ tin cậy của BCTC của KH. Tổng điểm = Điểm các chỉ × tiêu tài chính Tỷ trọng các + chỉ tiêu tài chính Điểm các chỉ × tiêu phi tài chính

Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính

Bảng 3.7 Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV

Chỉ tiêu BCTC đã được kiểm toán BCTC chưa được kiểm toán

Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)

- Dựa trên tổng điểm đạt được, KH được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm sau:

Bảng 3.8 Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV

Điểm Xếp loại Ý nghĩa

90-100 AAA Là KH đặc biệt tốt, HĐKD có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; cho vay đối với KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

83-90 AA Là KH rất tốt, HĐKD có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

77-83 A Là KH tốt, HĐKD có luôn tăng trưởng và có hiệu quả; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

71-77 BBB Là KH tương đối tốt, HĐKD có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ

65-71 BB Là KH bình thường, HĐKD có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. KH này có một số yếu điểm về tài chính, khả năng quản lý. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ

59-65 B Là KH cần chú ý, HĐKD hầu như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bát cập; dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

53-59 CCC Là KH yếu, HĐKD cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

44-53 CC Là KH yếu kém, HĐKD cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

35-44 C Là KH rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Dư nợ vay của các KH thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao

0-34 D Đây là các KH đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo và không còn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của các KH thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn

(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)

Các chi nhánh sẽ tổ chức chấm điểm và xếp hạng KH theo định kỳ (phụ thuộc vào dư nợ tín dụng của KH tại BIDV) trên cơ sở BCTC năm gần nhất và các thông tin cập nhật nhất thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

Tần suất chấm điểm KH được nêu chi tiết ở Phụ lục 11.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33 - 37)