Nguồn: Sổ tay tín dụng Vietcombank 2004
Chi tiết về quy trình XHTD của VCB được thể hiện trong Phụ lục 12.
3.5.2. Áp dụng tình huống công ty X theo mô hình xếp hạng tín dụngcủa Vietcombank của Vietcombank
Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu của DN
Đây chính là gộp chung 3 bước riêng biệt: xác định ngành nghề kinh doanh, xác định quy mô và xác định loại hình sở hữu của khách hàng trong quy trình XHTD của BIDV
Xác định ngành nghề kinh doanh
Vì 99,5% doanh thu của DN X đến từ HĐKD trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, xây dựng là ngành nghề kinh doanh chính của DN.
Xác định quy mô
Quy mô của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang có hoạt động, được xác định dựa trên các chỉ tiêu:
Vốn chủ sở hữu: 77.144 triệu đồng = 30 điểm
Số lượng lao động: 1.278 người = 12 điểm
Nghĩa vụ đối với ngân sách
Nhà nước: 0 triệu đồng = 1 điểm
Tổng điểm của KH: = 83 điểm
Theo hệ thống XHTD đối với KH là DN, vì DN X có tổng số điểm là 83 điểm nên thuộc loại hình DN có quy mô lớn.
Cách chấm điểm quy mô của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12.
Xác định loại hình sở hữu
Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ KH cũng như trong BCTC, X thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận xét: Không có sự khác biệt khi đánh giá KH X thông qua các chỉ tiêu ngành nghề
kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu theo 2 hệ thống XHTD của BIDV và VCB.
Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Đây chính là bước 4 trong quy trình XHTD của BIDV
Cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12.
Vì DN X thuộc loại DN có quy mô lớn, thuộc ngành xây dựng nên các chỉ tiêu tài chính được tính như sau:
Bảng 3.12 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank
Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm trọng số Chỉ tiêu thanh khoản 16%
15. Khả năng thanh toán hiện hành TSNH/Nợ ngắn hạn Lần 8% 1,01 80 6,4 16. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 8% 0,75 100 8
Chỉ tiêu hoạt động 30%
17. Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK BQ Lần 10% 3,49 100 10
18. Kỳ thu tiền bình quân 360/(DTT/CKPT BQ) Ngày 10% 164 20 2
19. Doanh thu/ tổng tài sản DTT/Tổng tài sản Lần 10% 1,16 20 2
Chỉ tiêu cân nợ 30%
20. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
%
10% 82,47 20 2
21. Nợ phải trả/VCSH Tổng nợ phải trả /VCSH % 10% 82,47 20 2
22. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
%
10% 0,78 80 8
Chỉ tiêu thu nhập 24%
23. Tổng thu nhập trước thuế/Doanh Tổng thu nhập trước % 8% 1,84 20 1,6
24. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản
Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản bình quân
%
8% 2,30 20 1,6
25. Tổng thu nhập trước thuế/VCSH Tổng thu nhập trước thuế/VCSH bình quân
%
8% 13,09 100 8
Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004
Điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X sau khi đã nhân trọng số theo mô hình XHTD của VCB là 51,6 điểm.
Nhận xét: Theo cách xếp hạng của VCB, điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X thấp hơn nhiều so với điểm theo BIDV vì cách tính một số chỉ tiêu thu nhập, cách cho điểm và tỷ trọng điểm của từng tỷ số giữa hai hệ thống khác nhau. Ngoài ra, cũng có một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thời, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng TSCĐ, nợ dài hạn/VCSH BIDV có mà VCB không có và ngược lại.
Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Đây chính là bước 5 trong quy trình XHTD của BIDV
Bảng 3.13 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank Chỉ tiêu Tỳ trọng Giá trị Điểm số Điểm trọng số Dòng tiền 20% 60 12 Hệ số khả năng trả lãi 1,68 lần 8 Hệ số khả năng trả nợ gốc 0,03 lần 8
Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng 16
Trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động > lợi nhuận thuần 20
Tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH 0,66 8
Chất lượng quản lý 27% 92 24,84
1. Kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên quan đến dự án đề xuất
18 năm 16
2. Kinh nghiệm ban quản lý 18 năm 20
3. Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên
20 4. Các thành tựu và thất bại của ban quản lý Đã có uy tín/ thành tựu trong lĩnh
vực liên quan
20 5. Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự
toán tài chính
Tương đối cụ thể, rõ ràng 16
Uy tin trong giao dịch (Quan hệ tín dụng) 20% 84 16,8
6. Trả nợ đúng hạn Trong khoảng 12 tháng qua 12
7. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 20
9. Số lần cam kết mất khả năng thanh toán Không có 20 10. Cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hạn theo
yêu cầu
Trong thời gian 12 tháng qua 12
Uy tin trong giao dịch (Quan hệ phi tín dụng) 13% 64 8,32
11. Thời gian duy trì tài khoản với BIDV 15 năm 20
12. Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản
4 8
13. Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại BIDV
85 lần 16
14. Số lượng các loại giao dịch với BIDV 5 16
15. Số lượng tiền gửi trung bình tháng tại BIDV 3 tỷ đồng 4
Các yếu tố bên ngoài 7% 96 6,72
16. Triển vọng ngành Phát triển 20
17.Được biết đến Trên toàn cầu 20
18. Vị thế cạnh tranh Cao, được biết đến 20
19. Số lượng đối thủ cạnh tranh Ít 16
20. Thu nhập người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình cải cách đổi mới các DN Nhà nước
Không 20
Các đặc điểm hoạt động khác 13% 100 13
21.Đa dạng hóa hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí
Đa dạng hóa cao độ 20
22. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Dưới 20% thu nhập 8
23. Phụ thuộc vào đối tác Ít 16
24. Lợi nhuận sau thuế những năm gần đây Có tăng trưởng 16 25. Vị thế của công ty
Đối với DN Nhà nước Độc quyền quốc gia lớn 20
Chủ thể khác Công ty lớn, có niêm yết 20
Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004
Cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện theo Phụ lục 12.
Ghi chú: Giá trị của các chỉ tiêu phi tài chính của DN X dựa trên mô hình chấm điểm tín
dụng của VCB đã được người viết quy đổi tương đương với mô hình XHTD của BIDV để dễ dàng cho việc chấm điểm và theo dõi và so sánh.
Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN X tính theo mô hình XHTD của VCB là 81,68 điểm, hơi thấp hơn so với điểm theo BIDV (85,30 điểm)
Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng
- Tổng hợp điểm: Vì BCTC của KH X đã qua kiểm toán nên trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính lần lượt là 60% và 40%.
Điểm của KH= 51,6 x 60% + 81,68 x 40% = 63,68 điểm
Dựa trên điểm đạt được, KH được xếp vào nhóm KH BB. Tuy nhiên kết quả xếp hạng này sẽ được điều chỉnh vì hệ thống XHTD của VCB còn có thêm bước điều chỉnh điểm dựa trên thực trạng DN. Theo hệ thống XHTD của VCB, X được đánh giá là KH có hiệu quả hoạt động thấp; tiềm lực tài chính và năng lực quản lý trung bình; rủi ro trung bình; có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài. Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung tín dụng ngắn hạn và yêu cầu tài sản đảm bảo đầy đủ. Trong khi đó, BIDV xếp hạng KH X ở mức AA. Có được sự khác biệt này chủ yếu là do sự khác biệt trong việc phân bố tỷ trọng cũng như cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, còn các chỉ tiêu phi tài chính tuy có khác biệt như không đáng kể.
3.5.3. Sự khác biệt giữa hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV và của Vietcombank
Có thể dễ dàng nhận ra với cùng một khách hàng DN, nếu áp dụng hai mô hình XHTD khác nhau của BIDV và VCB thì hạng mức tín dụng mà khách hàng được xếp cũng khác nhau. Nếu như BIDV xếp khách hàng X ở hạng mức AA thì theo mô hình của VCB, X chỉ được tín nhiệm ở mức BB. Rõ ràng trong tình huống trên, sự khác biệt này là rất lớn và đặc biệt rất nghiêm trọng vì nếu như BIDV đánh giá khách hàng quá cao so với khả năng thực tế của khách hàng có thể dẫn đến việc quyết định sai hạn mức tín dụng cho khách hàng cũng như dễ dẫn đến các rủi ro tín dụng khác. Tuy nhiên, cũng có khả năng hệ thống XHTD của VCB đã quá khắt khe đối với việc quyết định hạn mức xếp hạng, từ đó, khách hàng có thể bị đánh giá thấp hơn khả năng thực tế của mình. Điều này dễ dàng dẫn đến việc mất đi khách hàng tiềm năng cũng như cơ hội thu về cho NH lợi nhuận cao hơn. Vậy thì giữa hai hệ thống XHTD của hai NH có sự khác biệt ở những điểm nào và sự khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào?
Như đã trình bày ở phần trên, về cơ bản các bước thực hiện giữa hai NH là tương tự nhau. Chỉ riêng bước cuối cùng được thực hiện trong hệ thống XHTD của VCB có thêm nội dung điều chỉnh kết quả xếp hạng khách hàng dựa trên việc đối chiếu kết quả XHTD với thực trạng của DN. Ngoài ra, cách chấm điểm và tỷ trọng điểm số các chỉ tiêu tài chính giữa BIDV và VCB cũng có sự khác biệt lớn.
BIDV Vietcombank Về cách phân loại ngành nghề kinh doanh Xác định ngành nghề kinh doanh chính dựa trên 50% doanh thu hằng năm
Xác định ngành nghề kinh doanh của KH chỉ dựa trên 40% doanh thu hằng năm
Nhận xét: Theo người viết thống kê trên mẫu 20 công ty kinh doanh đa ngànhđược niêm yết (Xem Phụ lục 12), tỷ trọng doanh thu ngành nghề kinh
doanh chính của hầu hết các công ty này đều trên 60% trên tổng doanh thu. Tuy nhiên vẫn có công ty có ngành nghề kinh doanh chính chỉ chiếm khoảng 46% trên tổng doanh thu như CTCP Đức Long Gia Lai. Do vậy, việc cân nhắc ngành nghề kinh doanh chính của DN dựa trên 40% doanh thu hằng năm như hệ thống XHTD của VCB là hợp lý hơn đối với thị trường ở Việt Nam vì trên thực tế, đa số các công ty, tập đoàn ở Việt Nam đều thực hiện đa dạng hóa nhiều ngành nghề .
Về cách xác định quy mô DN
BIDV lựa chọn chỉ tiêu tổng tài sản như là một trong 4 chỉ tiêu để xác định quy mô của DN
Ngoài 3 chỉ tiêu: VCSH, số lượng lao động, doanh thu thuần giống với mô hình XHTD của BIDV, VCB đã chọn chỉ tiêu nghĩa vụ đối với Nhà nước thay vì chỉ tiêu tổng tài sản
Nhận xét: Nghĩa vụ đối với Nhà nước theo hệ thống XHTD của VCB được hiểu
là tiền thuế thực phải nộp cho Nhà nước phát sinh trong kỳ bao gồm các loại thuế và các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản tiền phạt, phụ thu. Rõ ràng là, tiền thuế phải nộp phản ánh chính xác được kết quả hoạt động của khách hàng, thuế phải nộp càng cao chứng tỏ DN làm ăn càng có hiệu quả (bao gồm cả doanh thu từ hoạt động tài chính) sau khi trừ đi các chi phí. Ở điểm này theo người viết, VCB đã lựa chọn chỉ tiêu hợp lý cho việc xác định quy mô để làm cơ sở cấp tín dụng.
Về chỉ tiêu thanh toán
Đưa thêm tỷ số đo lường khả năng thanh toán tức thời (tỷ số thanh toán bằng tiền) vào trong các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm tín dụng DN
Không có chỉ số khả năng thanh toán tức thời
Nhận xét: Theo lý thuyết, tỷ số thanh toán tức thời (tỷ số thanh toán bằng tiền) là
tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này phản ánh được sự khủng hoảng về tài chính của DN vì đây là một tỷ số rất nhạy cảm đối với bất kỳ một sự biến động nhỏ nào trong HĐKD của DN, mỗi DN cần phải đảm bảo có một lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các HĐKD của mình. Trong khi đó, tỷ số thanh toán nhanh phản ảnh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm hàng tồn kho vì chúng là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất. Theo người viết, chỉ cần sử dụng tỷ số thanh toán nhanh trong xếp hạng DN như hệ thống XHTD là đủ vì trong đó cũng đã bao gồm tỷ số thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền.
Về chỉ tiêu hoạt động
Ngoài 3 chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng TSCĐ, BIDV còn đưa chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động vào trong hệ thống XHTD của mình
VCB chỉ sử dụng 3 chỉ tiêu hoạt động: Vỏng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu và vòng quay tổng tài sản
Nhận xét: Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động phản ánh mức độ sử dụng TSNH của DN để tạo ra doanh thu. Trong khi đó, theo lý thuyết, vòng quay tổng
tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty nói chung bao gồm cả TSNH và TSDH. Dựa trên số liệu thống kê mẫu 20 công ty tại Việt Nam được người viết thực hiện (Xem Phục lục 13), có 17 công ty có tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn chiếm trên 3% so với tổng tài sản. Do vậy, theo ý kiến của tác giả, việc sử dụng vòng quay tổng tài sản như VCB là vô hình chung đánh giá thấp hiệu quả sử dụng taì sản của DN. Về chỉ tiêu cân nợ Sử dụng 2 tỷ số là Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản và Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu Sử dụng 3 tỷ số: Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản, Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu và Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
Nhận xét: Theo lý thuyết, Tỷ số tổng nợ phải trả/Tổng tài sản đo lường mức độ sử
dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản; Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ vốn chủ sở hữu. Tuy 2 tỷ số này có ý nghĩa khác nhau nhưng nếu cùng được VCB đưa vào trong hệ thống XHTD thì sẽ bị dư thừa vì bản chất của 2 tỷ số này là như nhau.
Trong hệ thống XHTD của VCB còn có thêm tỷ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng. Đây là tỷ số thể hiện tình hình nợ quá hạn của DN. Do vậy, theo người viết, việc VCB thêm tỷ số này vào hệ thống XHTD cũng được xem là hợp lý.
Về chỉ tiêu thu nhập
Hầu hết các chỉ tiêu thu nhập của BIDV được tính toán dựa trên lợi nhuận sau thuế của DN
Sử dụng tổng thu nhập trước thuế của DN để tính toán
Nhận xét: Tổng thu nhập trước thuế phản ánh thu nhập của DN mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thuế. Chính vì vậy, việc VCB sử dụng chỉ tiêu tổng thu nhập trước thuế để tính toán các chỉ tiêu thu nhập được xem là hợp