Về cách xác định ngành nghề kinh doanh chính và quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 55 - 57)

mô doanh nghiệp

Hiện nay, BIDV đang xác định ngành nghề kinh doanh chính của KH DN dựa trên tổng doanh thu của ngành nghề đó phải trên 50% tổng doanh thu. Như đã nói, việc xác định như vậy không thích hợp trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam vì các DN trong nước thường đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, cách xác định quy mô của DN theo mô hinh XHTD của BIDV đang dựa trên 4 tiêu chí vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Như đã giải thích ở phần so sánh giữa hai mô hình xếp hạng của BIDV và VCB, việc sử dụng tiêu chí tổng tài sản dường như vẫn chưa thể hiện được mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quản lý rủi ro tín dụng.

3.6.2.3. Về các chỉ tiêu đánh giá

- Các chỉ tiêu thu nhập trong nhóm các chỉ tiêu tài chính hầu hết được BIDV tính toán dựa trên lợi nhuận sau thuế. Điều này có thể dẫn đến việc đo lường hiệu quả kinh doanh của DN bị sai lệch nếu DN đang có những ưu đãi hay những chính sách đặc biệt về thuế. Do vậy, nhóm các chỉ tiêu này nên được đo lường dựa trên lợi nhuận trước thuế.

- Trong nhóm các chỉ tiêu thể hiện khả năng lưu chuyển tiền tệ, BIDV chỉ có chỉ tiêu Hệ số khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn. Như đã trình bày, chỉ tiêu này có thể sẽ không phù hợp đối với các DN có vay ngắn hạn hoặc chỉ vay ngắn hạn.

- Các chỉ tiêu phi tài chính hiện áp dụng tại BIDV gồm 5 nhóm chỉ tiêu: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với NH, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác. Trong đó, chỉ tiêu quan hệ với NH chiếm tỷ trọng cao nhất. Có một thực tế phải nhìn nhận đó là hầu hết các chỉ tiêu thuộc nhóm này đều được đánh giá một cách chủ quan. Ví dụ như chỉ tiêu mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV hay thời gian quan hệ với BIDV, định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD. Nếu như là một KH mới lần đầu có quan hệ tín dụng với BIDV hoặc KH có thời gian quan hệ không lâu nhưng là một KH có HĐKD tốt, việc chấm điểm thấp KH ở các chỉ tiêu này đồng nghĩa với việc có sai lệch trong việc đánh giá đúng KH, dẫn đến việc đánh mất một KH tiềm năng.

- Bên cạnh đó, hệ thống XHTD vẫn còn có vấn đề ở việc thống nhất trong xây dựng khoảng cách mức chuẩn của các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được tính theo thang điểm 20- 40-60-80-100 nhưng cũng có chỉ tiêu 20-60-100 hoặc 20-40-80-100. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả xếp hạng của KH.

- Ngoài ra, trong các chỉ tiêu phi tài chính vẫn chưa thấy đề cập đến khả năng đảm bảo nợ vay của tài sản trong khi trên thực tế, BIDV chú trọng cho vay có tài sản bảo đảm.

- Có những chỉ tiêu trùng lắp như lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua, số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua, tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại.

- BIDV quy định tỷ trọng của hai nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có sự chênh lệch khá lớn. Điều này cho thấy BIDV đánh giá chỉ tiêu phi tài chính quan trọng hơn. Tuy nhiên, theo ý kiến của người viết, điều này là chưa hợp lý. Chỉ tiêu tài chính thể hiện được năng lực tài chính cũng như kết quả kinh doanh của DN một cách trực quan thông qua những số liệu cụ thể. Chính vì vậy, tầm quan trọng của hai chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nên được cân nhắc như nhau hoặc ít nhất không có sự chênh lệch quá lớn.

3.6.2.4.Về nhận thức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng về xếp hạng tín dụng

Rõ ràng là các kết quả xếp hạng phần nhiều chịu ảnh hưởng từ phía CBTD. Nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và năng lực của CBTD. Mặc dù đa phần các CBTD đã được đào tạo và có kinh nghiệm về phân tích tính dụng nhưng để hiểu rõ và áp dụng hệ thống XHTD vẫn còn khá mới mẻ.

3.6.2.5. Một số hạn chế khác

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng BIDV chi nhánh TPHCM, người viết cũng đã thu thập được ý kiến của một số CBTD về nhược điểm của hệ thống XHTD nội bộ hiện hành. Hầu hết các quan điểm đều cho rằng việc thu thập thông tin KH để đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì nguồn thông tin hạn chế. Ngoài ra, vẫn còn một số chỉ tiêu như tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới; năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN, tính năng động, nhạy bén của ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường, v.v– đều phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan của CBTD. Do vậy, chắc chắn kết quả XHTD KH DN sẽ trở nên thiếu tính chính xác và khách quan.

Kết luận Chương 3: Trong chương này, người viết đã khái quát được hoạt động cho

vay của BIDV trong 5 năm qua cũng như mô tả khái quát được quy trình tín dụng cũng như từng bước trong quy trình XHTD DN của BIDV. Đồng thời, cũng đưa ra những tình huống cụ thể minh họa quy trình tín dụng của BIDV. Bên cạnh đó, trong phần này, người viết cũng so sánh và phân tích sự khác biệt giữa 2 hệ thống XHTD của BIDV và VCB thông qua việc áp dụng mô hình xếp hạng của VCB để chấm điểm cho cùng 1 khách hàng. Từ đó, người viết tóm tắt những tác động tích cực của hệ thống XHTD DN của BIDV và những hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD này.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP CỦA BIDV

Trong HĐKD, việc NHTM phải đương đầu với những rủi ro tín dụng là không thể nào tránh khỏi. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị NH là tìm ra hướng để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Để quản trị được rủi ro tín dụng, các NH cần phải biết cách áp dụng mô hình XHTD một cách có hiệu quả, đi đôi với việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao, thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng, v.v–Chính vì thế, hệ thống XHTD nội bộ của mỗi NH với những tiêu chí đánh giá, xếp hạng riêng biệt được xây dựng dựa trên các hướng dẫn của NHNN và kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng trong và ngoài nước nhằm đối phó với những rủi ro này.

Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sau một thời gian dài được áp dụng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, nó vẫn cần được xem xét và điều chỉnh để phù hợp hơn với môi trường kinh doanh biến động liên tục như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 55 - 57)