Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 37 - 40)

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P.KẾ P.KẾ HOẠCH TOÁN XNK PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH P.QL SẢN P.NHÂN XUẤT SỰ NHÀ MÁY NGỌC CHÂU 1 CÁC TỔ KCS SẢN XUẤT NHÀ MÁY NGỌC CHÂU 2 BẢO TRÌ HOÀN THÀNH

Sơ đồ2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Ban giám đốc gồm có 1 tổng giám đốc và 2 phó giám đốc.

-Tổng Giám đốc: là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động. Chỉ đạo công tác chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, trực tiếp thiết kế bộ máy quản lý, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh và trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động SXKD.

- Phó Giám đốc: là người giúp việc cho tổng giám đốc và thay quyền tổng giám đốc lúc tổng giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty. Giám đốc có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được tổng giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước tổng giám đốc, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hóa.

- Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, bộ phận có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc, cụ thể được quy định như sau:

- Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Thực hiện công tác thanh quyết toán các chi phí cho hoạt động SXKD của d anh nghiệp. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thự hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.

- Phòng kế hoạch – nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu quản lý các mặt công tác, giá thành, lao động, nhân sự, chế độ tiền lương…

- Phòng kỹ thuật – công nghệ: Phụ trách kỹ thuật sản xuất, nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực may mặc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra quy cách mẫu hàng, có nhiệm vụ kết hợp với ban quản lý phân xưởng để sửa chữa hàng bị hỏng lỗi.

- Bộ phận kiểm tra chất lượng: Có chức năng kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm để phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sữa chữa; tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm; phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản xuất; tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng; tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Bộ phận kho: Có chức năng tiếp nhận bảo quản, theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, hàng hóa theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý).

- Bộ phận bảo trì máy: Có nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất trong Công ty.

- Bộ phận cắt may: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công, may các loại sản phẩm may mặc của Công ty. Bộ phận này được tổ chức quản lý theo tổ (bao gồm 10 tổ).

- Bộ phận bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào Công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hoá, vật tư ra vào Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra.

Nhận xét về bộ máy quản lý của Công ty: Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ tổng giám đốc. Vì là doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Giúp việ cho tổng giám đốc có các giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình inh doanh cùng với mọi hoạt động cho tổng giám đốc.

Do bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ nên Cô g ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ Công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất.

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 37 - 40)