Những thành công và tồn tại của công tácquản trị nhân sự tại công ty

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 75)

2.5.1.Những điểm mạnh của công tác qu ản trị nhân s ự tại công ty

 Công ty đã xây dựng được một hệ thống quy chế làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó và những người làm chức vụ quản lý khác.

 Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có hiểu biết, chuyên môn sâu rộng, biết quản lý con người, biết cách làm việc ập hể và nắm bắt giải quyết tình thế một cách nhanh chóng.

 Hoàn thiện được quy chế hoạt động của các tổ chức sản xuất trong phân xưởng.  Vạch ra được các kế hoạch tuyển dụng phù hợp với yêu cầu làm việc của công ty, đào tạo lại các nguồn nhân lực ứng với các công việc thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 Thường xuyên kiện toàn và loại bỏ một số cán bộ quản lý không có năng lực, đồng thời tìm ra được những tài năng mới góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nhân lực củ công ty, đây là một điều rất quan trọng được các nhà quản lý chú ý.

 Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và phối hợp làm nhóm đối với những công việc cần thiết để tạo ra năng suất và hiệu quả cao.

 Đã có những hoạt động tích cực thường xuyên như cử cán bộ xuất sắc đi học thêm về kỹ thuật hoặc các lĩnh vực mới để về cập nhật cho nhân viên nhằm ngày càng mở rộng quy mô và lĩnh vực sản xuất cho công ty.

2.5.2.Một số điểm yếu tồn tại trong công tác qu ản trị nhân s ự trong công ty

-Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu vẫn còn gặp phải những khó khăn và tồn đọng sau:

 Nguồn nhân lực mới tuyển ở một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc trong công ty, cần thời gian dài để chỉ dẫn và làm quen với công việc. Có những đội ngũ nhân viên còn phải gửi đi đào tạo lại vì thế tốn rất nhiều chi phí ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

 Công tác quản lý nội bộ còn nhiều bất cập, quản lý thời giờ làm việc thiếu chặt chẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc còn thấp.

 Một số cán bộ quản lý còn lơ là công việc, không có năng lực quản lý, thái độ làm việc không nghiêm túc.

 Chưa đào tạo được đội ngủ cán bộ, chuyên viên có khả năng làm việc độc lập, chưa đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đượ giao.

 Do thị trường luôn biến động nên ông ty hông tránh khỏi những thiếu hụt hay không cung cấp đủ nhu cầu cho thị trường. Nhiều đơn đặt hàng gửi đến công ty không đủ nguyên liệu hay sản phẩm để giao hàng kịp thời ên cũng bị khiển trách.

 Cán bộ theo dõi đơn hàng chưa nắm vững quy trình sản xuất, chưa đặt kết quả sản xuất của các nhà máy làm mục tiêu để phục vụ, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu thực tế của sản xuất đề ra. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả sản xuất của các đơn vị.

 Nghiệp vụ của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu còn hạn chế, chưa chủ động tìm tòi, học hỏi cập nhật những nghiệp vụ cần thiết phục vụ cho công tác vì vậy để xảy ra nhiều sai sót không đáng có trong quá trình tác ngiệp về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

 Do việc đào tạo tại các cơ sở nghề không khớp với việc thực hành dệt may trong công ty nên đây cũng là một vấn đề khá lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa doanh nghiệp và nhà trường mà ngay một lúc không thể khắc phục được.

 Số công nhân có tay nghề và kinh nghiệm chiếm tỷ lệ chưa cao, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng.

 Vẫn còn những công nhân thiếu ý thức trách nhiệm làm việc, đi làm không đúng giờ, làm việc không cẩn thận, hay còn có thái độ không nhiệt tình với công việc.

 Các chính sách chế độ chưa đạt hiệu quả, lượng đơn đặt hàng lớn và yêu cầu kỹ thuật cao nên công nhân phải làm thêm giờ với tần suất lớn như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức lao động của công nhân.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY

3.1.Phương hướng, mục tiêu hoạt động quản trị nhân sự của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Phương hướng hoạt động của công tác qu ản trị nhân s ự

- Huy động hết công suất của các dự án mới đầu tư.

- Phát triển thêm đơn hàng đối với các khách hàng cũ, tìm kiếm thêm khách hàng mới đặc biệt khách hàng FOB đảm bảo tính độc lập trong sản xuất kinh doanh của công ty.

- Xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001- 2008 thống nhất trong toàn công ty.

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi theo mục tiêu của hội đồng quản trị.  Từng bước nâng cao mức t u nhập cho cán bộ công nhân viên và công nhân.

- Để đáp ứng lại sự nhiệt tình tr ng công việc của anh em trong công ty, ban quản lý sẽ có những chính sách cụ thể thiết thực nhằm ngày càng nâng cao mức tiền lương tiền thưởng cho người lao động. Quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh hoạt cá nhân của cán bộ công nhân viên, động viên khích lệ tinh thần và vật chất tối đa có thể.

 Xây dựng hệ thống đào tạo phát triển riêng cho công ty.

- Mục tiêu hàng đầu của công ty vẫn là phát triển và quản lý nguồn nhân lực, chính vì vậy công ty rất chú ý đến vấn đề đào tạo nâng cao ay nghề, chuyên môn làm việc, trình độ hiểu biết, trang bị các kiến thức mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và thị trường. Đặc biệt là đội ngũ quản lý nguồn nhân lực, công ty sẽ có kế hoạch xây dựng các lớp đào tạo tại trụ sở chính để họ thuận lợi về thời gian học tập và áp dụng vào công việc. Đào tạo cho đội ngũ lao động của công ty có một phong cách làm việc chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, tinh thần kỷ luật tốt, phát huy tính sáng tạo của nhân tài. Từ đó công ty sẽ có hệ thống các kế hoạch và chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ứng với từng thời kỳ, từng thời điểm và lĩnh vực sản xuất, bố trí phù hợp với thời gian lao động và năng khiếu làm việc của mỗi cá nhân, có như vậy mới đảm bảo được quá trình sản xuất có hiệu quả.

- Trích quỹ lợi nhuận hàng năm để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện đại, tự động hóa các điều kiện cần trong quá trình sản xuất nhằm tạo môi trường làm việc thuận lợi đầy đủ cho người lao động. Có như vậy mới mong phát huy được hết tiềm năng lao động của con người, thúc đẩy phát huy tính sáng tạo và nhiệt huyết làm việc cống hiến cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành thăm dò thị trường trong nước và quốc tế để cho ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu khách hàng, tìm kiếm các đơn đặt hàng lớn nhằm khẳng định thương hiệu của công ty.

- Củng cố và phát huy hiệu quả bộ máy quản lý của công ty, nhiệm vụ này rất quan trọng, quyết định sự ổn định và phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình quản lý có tốt thì công việc sản xuất mới đảm bảo được trôi chảy và liên tục, đảm bảo được kế hoạch đề ra cũng như các đơn đặt hàng.

- Đi đến từng phân xưởng công ty phải củng cố các khâu sản xuất và phục vụ sản xuất, áp dụng được các sáng chế của công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất của mình để tăng năng suất lao động. Không để thời gian lãng phí, sao nhãng công việc của công nhân lao động.

- Tăng cường tính kỷ luật cao đặc biệt là đội ngũ trực tiếp sản xuất. Không cho phép người lao động mắc sai lầm đáng tiếc gây ả h hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty, có chế độ thưởng phạt rõ ràng, tạo động lực cho người lao động làm việc.

- Tích cực cho ra các sản phẩm mới lạ thông qua thăm dò thị hiếu của khách hàng, có các đợt khuyến mãi đối với các mặt hàng mới. Công tác Maketing cũng được củng cố trong tương lai gần nhằm quảng bá cho sản phẩm rộng rãi trên thị trường toàn cầu.

- Thường xuyên kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân, đội ngũ còn yếu kém thì phải được đào tạo lại để đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc đang làm.

3.1.2. Mục tiêu công tác qu ản trị nhân l ực

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ phòng ban nghiệp vụ, cán bộ quản lý các tổ sản xuất. Đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên KCS.

- Rèn luyện tay nghề của đội ngũ công nhân để đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ mới. Phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương pháp lãnh đạo, nâng tầm của hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng lên một nấc cao hơn.

- Chuẩn bị nguồn hàng, nguồn lao động để kịp thời quy mô sản xuất mới. Huy động mọi nguồn lực để khai thác mặt hàng hiện có, phát triển quy mô hoạt động của công ty. Tích cực tìm kiếm vệ tinh đưa hàng đi gia công ngoài công ty tạo thêm nguồn lợi nhuận, nâng cao thu nhập của người lao động hơn nữa.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty

3.2.1.Về bố trí công việc

- Thời gian tới phải tiến hành bố trí lại nhân viên hợp lý hơn nữa nhằm phát huy vai trò của từng cá nhân phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, sở trường công việc cũng như nguyện vọng của họ. Làm được điều này thì người lao động mới cảm thấy hài lòng với vị trí và bộ phận công tác hiện nay, họ sẽ hết mình với công việc và thường đạt được kết quả tốt nhất có thể. Điều này sẽ giúp công ty hoạt động tốt hơn tránh lãng phí về nguồn lực con người đồng thời tạo nên sự gắn bó, trung thành của nhân viên với công ty.

- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để hoàn thiện hơn nữa cơ chế đánh giá kết quả công việc, đảm bảo độ công bằng, chính xác, làm cho nhận viên thực sự cảm thấy hài lòng.

- Tìm các biện pháp để cải thiện về không gian làm việc cho nhân viên như bố trí lại nơi làm việc cho hợp lý, xây dựng các hệ thống tường cách âm xử lý tiếng ồn, lắp đặt hệ thống máy điều hòa nhiệt độ nhằm đảm bảo cho môi trường tại nơi làm việc được thoải mái, tiện nghi hơn.

- Tiến hành xem xét một cách đúng mực hiện trạng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công việc tại tất cả các phòng ban để có hướng trang bị th m những thiết bị cần thiết: điện thoại, máy in, máy photocopy, văn phòng phẩm,…

3.2.2. Về công tác đào tạo

- Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo, cho chiến lược con người là yếu tốquyết định sản xuất. Với đà phát triển như hiện nay trong tương lai công ty sẽ ngày càng được mở rộng. Vì vậy con người là yếu tố quan trọng cho công ty hoàn thành

nghĩa vụ sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của đào tạo là tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và công nhân lành nghề đảm đương nhiệm vụ của công ty. Trong những năm qua công tác đào tạo xây dựng đội ngũ ở công ty đã được tiến hành thận trọng. Trước tình hình có nhiều thử thách, công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo thì mới đáp ứng được đòi hỏi của tình hình.

- Đối với bộ phận lao động quản lý, đối tượng đào tạo là nhân viên các phòng, các kỹ thuật viên để nắm bắt được các kiến thức về kinh tế thị trường, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụcông tác. Về hình thức đào tạo có thể mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn hoặc gửi vào các trường đại học.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức, tái bố trí phù hợp đội ngũ nhân sự, xem xét đánh giá đề xuất bổ nhiệm cán bộ phụ trách các phòng ban còn thiếu.

- Xây dựng bộ cẩm nang về đào tạo tổng hợp toàn bộ các văn bản quy định, chính sách của Tổng công ty, ng iệp vụ chuyên môn và tài liệu về các kĩ năng quản lý, kĩ năng thao tác chuyên môn.

- Đề xuất Tổng công ty cho cán bộ hủ chốt tham gia các khóa đào tạo bên ngoài để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, xây dựng chế độ bồi dưỡng hợp lý khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên tham g a công tác soạn thảo tài liệu.

- Hàng tháng tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ chuyên môn mà nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, nắm bắt chính sách và làm căn cứ đánh giá, tái bố trí quy hoạch nhân sự tại từng bộ phận.

3.2.3. Tăng cường công tác tuy ển chọn nguồn nhân l ực

 Trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo về công ty cần có đợt thi kiểm tra tay nghề, để lựa chọn người lao động có tay nghề đạt y cầu phù hợp với công việc, nhằm giảm bớt chi phí trong công tác đào tạo.

 Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả các công việc.

 Việc tuyển chọn nhân lực không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiệu của người khác, nên tập trung vào quá trình phỏng vấn thử việc để tìm ra người phù hợp với công việc mà công ty sắp giao.

 Ưu tiên cho người biết làm nhiều việc.

3.2.4.Công tác t ổ chức cán b ộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổ chức tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, tuyển dụng công nhân có tay nghề hoặc tổ chức đào tạo công nhân đạt tay nghề để lấp đầy phân xưởng sản xuất mới.

 Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ tổ KCS và đội ngũ kỹ thuật.

 Tổ chức bình xét thi đua, phân loại A, B, C chặt chẽ công minh hàng tháng, tạo không khí thi đua lao động sôi nổi tích cực.

 Xử lý nghiêm minh những cán bộ, công nhân viên vi phạm nội quy, kỷ luật lao động. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những cán bộ nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, dựa dẫm, kém hiệu quả.

 Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Tổ chức phát động các phong trào thi đua tạo k ông khí sôi nổi, hăng say trong sản xuất.

3.2.5.Sản xuất kinh doanh

 Sử dụng mặt bằng sản xuất một cá h khoa học và có hiệu quả nhất. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tiếp tục cải tiến nâng ao năng suất chất lượng trong sản xuất. Nỗ lực tìm mọi biện pháp nâng cao đời sống của ngườ lao động trong tình hình mới.

 Đảm bảo nguồn hàng ổn định thường xuyê , có kế hoạch sản xuất cụ thể giao cho từng tổ sản xuất. Chuẩn bị đầy đủ nguyên phụ liệu, vậ ư, phương tiện sản xuất đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Thực hành tiết kiệm, nhất là định mức nguyên phụ liệu và chi phí vận chuyển, xuất nhập khẩu, điện sản xuất…nhằm hạ giá thành.

 Thực hiện tốt nội quy, kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động. Chú trọng công tác kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, giao hàng

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 75)