Tăng cường công tác tuyển chọn nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 81 - 120)

 Trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo về công ty cần có đợt thi kiểm tra tay nghề, để lựa chọn người lao động có tay nghề đạt y cầu phù hợp với công việc, nhằm giảm bớt chi phí trong công tác đào tạo.

 Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả các công việc.

 Việc tuyển chọn nhân lực không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiệu của người khác, nên tập trung vào quá trình phỏng vấn thử việc để tìm ra người phù hợp với công việc mà công ty sắp giao.

 Ưu tiên cho người biết làm nhiều việc.

3.2.4.Công tác t ổ chức cán b ộ

 Tổ chức tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, tuyển dụng công nhân có tay nghề hoặc tổ chức đào tạo công nhân đạt tay nghề để lấp đầy phân xưởng sản xuất mới.

 Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ tổ KCS và đội ngũ kỹ thuật.

 Tổ chức bình xét thi đua, phân loại A, B, C chặt chẽ công minh hàng tháng, tạo không khí thi đua lao động sôi nổi tích cực.

 Xử lý nghiêm minh những cán bộ, công nhân viên vi phạm nội quy, kỷ luật lao động. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những cán bộ nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, dựa dẫm, kém hiệu quả.

 Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Tổ chức phát động các phong trào thi đua tạo k ông khí sôi nổi, hăng say trong sản xuất.

3.2.5.Sản xuất kinh doanh

 Sử dụng mặt bằng sản xuất một cá h khoa học và có hiệu quả nhất. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tiếp tục cải tiến nâng ao năng suất chất lượng trong sản xuất. Nỗ lực tìm mọi biện pháp nâng cao đời sống của ngườ lao động trong tình hình mới.

 Đảm bảo nguồn hàng ổn định thường xuyê , có kế hoạch sản xuất cụ thể giao cho từng tổ sản xuất. Chuẩn bị đầy đủ nguyên phụ liệu, vậ ư, phương tiện sản xuất đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Thực hành tiết kiệm, nhất là định mức nguyên phụ liệu và chi phí vận chuyển, xuất nhập khẩu, điện sản xuất…nhằm hạ giá thành.

 Thực hiện tốt nội quy, kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động. Chú trọng công tác kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, giao hàng đúng tiến độ, giữ được uy tín với khách hàng.

3.2.6Chính sách đãi ng ộ

 Tạo động lực bằng kích thích vật chất

 Công tác tiền lương, tiền thưởng là một công cụ hiệu quả trong việc kích thíchngười lao động, nó là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để người lao động làm việc. Do đó công ty phải biết tận dụng triệt để vào nhân tố này để đánh vào tâm lý người lao động

nếu họ muốn làm việc với tất cả bầu nhiệt huyết của mình. Tiền lương trả đúng, công bằng hợp lý sẽ tạo ra tâm lý thoải mái yêu công việc, hăng say phấn đấu tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Việc khuyến khích lợi ích vật chất cũng có thể dựa trên các chế độ về thưởng, phụ cấp, trợ cấp…của nhà nước hoặc do công ty quy định, tuy nhiên phải áp dụng các chế này một cách hợp lý và năng động.

 Tạo động lực về mặt tinh thần

-Tạo động lực về mặt tinh thần cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với công tác quản trị nguồn nhân lực cũng như khuyến khích vật chất, khuyến khích về tinh thần cũng mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình thực hiện công việc.

- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc. Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi làm giảm mức căng thẳng, mệt mỏi tạo không khí phấn khởi nơi làm việc.

- Áp dụng thời gian làm việc một cách linh động phù hợp với đặc thù riêng của công ty.

- Tạo bầu không khí dân chủ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa công ty và người lao động của công ty, giữa người lao động với nhau để người lao động cảm thấy mình được tôn trọng, do đó họ sẽ phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng các hình thức khen thưởng bên cạ h thưởng bằng tiền là giấy khen, bằng khen đồng thời tổ chức khen thưởng công khai ằm tạo ra tâm lý phấn chấn cho những người đạt thành tích.

- Đến tận nhà thăm hỏi, động viên mỗi khi cán bộ công viên ốm đau, tai nạn hay có chuyện buồn…

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thỏa mãn của nhân viên trong cách quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu, thông qua nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty. Kết quả thu được làm cơ sở để đánh giá các chính sách nhân sự của Công ty và từ đó đề xuất các giải pháp trong khả năng có thể nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty.

- Kết quả của nghiên cứu định tính cho ta mô hình ban đầu xác định các yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn của nhân viên tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu bao gồm 5 yếu tố: Công việc, Lương thưởng, Đào tạo, Thăng tiến, Cấp trên.

- Quá trình nghiên cứu định lượng , 150 bảng hỏi được phát ra để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của nhân viên, thu về 150 bảng hỏi, trong đó có 148 bảng hỏi hợp lệ và 2 bảng hỏi không hợp lệ do điền thiếu thông tin. Hệ thống thang đo của mô hình ban đầu sẽ được kiểm tra độ tin cậy và khả năng đo lường thông qua hai kỹ thuật hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá. Hai kỹ thuật này giúp mô hình loại được các biến quan sát xấu và mức ý nghĩa thấp. Hồi quy tuyến tính với 5 nhân tố đã được kiểm định độ tin cậy thang đo cho kết quả cuối cùng của mô hình chính thức là 5 nhân tố: Công việc, lương thưởng, Đào tạo, Cấp trên và Thăng tiến. Kết quả là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên trong cách quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

- Thông qua việc đo lường giá trị trung bình về các thành phần của công tác quản trị nhân sự theo đánh giá của nhân viên có thể thấy nhân viên đánh giá chưa cao về khâu quản trị nhân sự tại công ty. Thể hiện đó là giá trị đó chỉ trên mức trung bình và khi thực hiện các kiểm định để suy rộng cho tổng thể thì không đủ cơ sở để bác bỏ các giả thuyết. Do đó đòi hỏi công ty phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao sự hài lòng của nhân viên về cách quản trị nhân sự của cấp trên.

3.2. Một số kiến nghị

 Nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập lậu hàng hóa của Trung Quốc với giá rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo tạo nên một sự cạnh tranh không lành mạnh gây ra những khó khăn trở ngại cho nền sản xuất trong nước đặc biệt là đối với công ty.

 Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng họ có ưu thế hơn công ty là không phải trả tiền thuê đất và nộp thuế cho nhà nước là ít hơn. Vậy kiến nghị với ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giảm tiền thuê đất và giảm thuế cho công ty.

 Nhà nước nên mở rộng môi trường đầu tư, cắt bỏ các thủ tục phiền hà, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các đối tác nước ngoài đầu tư vào công ty giúp cho công ty mở rộng được sản xuất, tìm được chỗ đứng trên thị trường nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên để họ yên tâm công tác.

3.2.2. Đối với bộ ban ngành

 Tạo điều kiện thuận lợi c người lao động phát huy tính sáng tạo nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp.

 Tổ chức các cuộc thi về tay nghề, kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp.  Tổ chức những hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý nhân lực nói riêng và các kinh nghiệm khác.

3.2.3. Đối với doanh nghiệp

 Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế như tăng cường khen thưởng vật chất và trách nhiệm đối với sản xuất ra, có biện pháp kỷ luật thích đáng đối với công nhân làm sai hỏng, không đúng tiêu chuẩn chất lượng.

 Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty theo hướng chuyên môn hóa.

 Đào tạo công nhân viên theo chuyên môn hóa, nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng đầu vào.

 Cải thiện và hoàn thiện bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý, động viên toàn thể công nhân trong doanh nghiệp tham gia vào quản lý chất lượng sản phẩm. Không ngừng phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý.

 Các biện pháp kỹ thuật: Kiểm tra nghiêm ngặt sự tôn trọng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật đề ra.

 Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách rút gọn ngắn thời gian.

3.3. Hạn chế của đề tài và đề nghị đối với nghiên cứu tiếp theo

-Đầu tiên, đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu” chỉ được thực hiện đối với Công Ty May Xuất Khẩu Ngọc Châu nên chỉ có giá trị thực tiễn đối với công ty, đối với những công ty khác sẽ có kết quả khác. Nếu đề tài này được lặp lại ở những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực thì nghiên cứu sẽ được so sánh để xây dựng một hệ thống thang đo chung cho ngành dệt may. Đây cũng là một hướng mới cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

- Thứ hai, Công Ty May Xuất Khẩu Ngọc Châu mới thành lập nên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về công ty và đây là nghiên cứu đầu tiên tại Công ty về lĩnh vực này nên có thể nhân viên được khảo sát có thể òn bỡ ngỡ với phương pháp cũng như các câu hỏi, các phương án trả lời. Điều này phần nào cũng có ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả khảo sát.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. TS. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

3. John Harold Jackson, Robert L.Mathis (2005), Human Resource Management, Thomson South-Western.

4. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – TS. Đoàn Thị Thu Hà (2002), Giáo trình khoahọc quản lý, NXB khoa học kỹ thuật.

5. ThS.Bùi ình Bắc (2005), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống Kê. 6. Trường TC Đông Dương Indochina College: http://p5media.vn/quan-tri- nhansu/quy-trinh-nhan-su/quy-trinh-phan-tich-cong-viec.

7. ThS.Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân ( 2004) ,Quản trị nhânlực, Nhà xuất bản Lao Động.

8. Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Văn Hòa(1997), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Giáo Dục.

9. Th.S Bùi Văn Chiêm, Quản trị nhân sự, Trườ g Đại Học Kinh Tế Huế. 10. Bách khoa toàn thư mở : http://vi.wikipedia.org/wiki/Quản trị nhân sự.

11. Nguyễn Thị Bích Thu, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng : “Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam”.

12. Nguyễn Thị Bích Thu, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng : “Đào tạo nguồn nhân lực để ngành Dệt may Việt Nam đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO”.

13. PGS.TS Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Giáo trình quản trị nhân sự - ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 15. Giáo trình quản trị nhân sự - ĐH kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

16. VNxpress _ “Bí quyết quản lý hiệu quả nguồn nhân lực” 6/11/2004.

17. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình và phương pháp luận nghiên cứu khoahọc kinh tế, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

18. TS. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, Hà Nội. 19. TS. Phạm Phi Yến (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

20. Tài liệu tại phòng kế toán, phòng nhân sự Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

21. Các khóa luận tốt nghiệp, đề tài khóa học các năm trước. 22. Danh mục các website tham khảo:

www.phugatex.com.vn www.google.com.vn www.tinmoi.vn vnexpress.net laodong.com.vn www.gso.gov.vn www.tailieu.vn www.saga.vn

PHỤ LỤC A. PHIẾU ĐIỀU TRA

BẢNG HỎI

Xin chào anh(chị)!

Tôi là Lê Văn Nam sinh viên Quản trị kinh doanh , Trường ĐH Kinh Tế- Huế. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện công tácquản trị nhân sự tại công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu”. Tôi mong anh(chị) dành ít phút giải lao để cộng tác với tôi. Tôi cam đoan rằng thông tin anh(chị) cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích của cuộc nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác nhiệt tình của anh(chị)!

Xin chân thành cám ơn!

1. Bộ phận công tác củ anh(chị):……… 2. Chức vụ/công việc đảm nhận:

Công nhân  N ân viên văn phòng  Cán bộ quản lý 

Xin vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng với lựa chọn của bạn:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Về công việc 1 2 3 4 5

CV1. Công việc được bố trí phù hợp với chuyên môn của anh chị

CV2. Công việc được bố trí phù hớp với sức khỏe của anh chị CV3. Công việc được phân công và mô tả rõ ràng

CV4. Công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau

CV5. Đánh giá kết quả công việc công bằng và chính xác CV6. Anh chị được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết để tiến hành công việc

CV7. Anh chị cảm thấy môi trường làm việc an toàn

CV8. Anh chị cảm thấy không gian làm việc thoáng mát, an toàn

CV9. Thời gian làm việc phù hợp với anh chị

CV10. Anh chị hài lòng với tính chất, đặc điểm công việc hiện tại

Về lương thưởng

LT1. Lương thưởng của anh chị tương xứng với kết quả của công việc

LT2. Anh chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập

LT3. Anh chị nhận thấy hệ thống lương và phân phối thu nhập công bằng

LT4. Anh chị được trả lương đúng hạn

Về công tác đào tạo

DT1. Công ty luôn khuyến khích anh chị chủ động tham gia đào tạo

DT2. Công ty có chính sách khuyến khích (vật chất,tinh thần) nhân viên tham gia các khóa đào tạo

DT3. Công ty luôn cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình đào tạo trước khi anh chị tham gia

DT4. Anh chị được hổ trợ hoàn toàn kinh phí tham g a khóa học DT5. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo hiệu quả làm việc

Về cơ hội thăng tiến

TT1. Công việc hiện tại tạo cho anh chị nhiều cơ hội thăng tiến TT2. Anh chị biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến TT3. Chính sách đề bạt thăng tiến được thực hiện rõ ràng và công bằng

Về cấp trên

CT1. Dễ dàng trao đổi và giao tiếp với cấp trên

CT2. Cấp trên có thái độ hòa nhã và ân cần đối với anh chị CT3. Thành tích của anh chị được ghi nhận và khuyến khích phát triển

CT4. Anh chị được quyền quyết định cách thực thực hiện công việc và nhiệm vụ của mình

CT5. Anh chị luôn nhận được sự động viên, hổ trợ từ cấp trên

Một phần của tài liệu Kh￳a Luận - L↑ Văn Nam - QTKD K48 Đ￴ng H¢ (Trang 81 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w