Kiểm định thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 102 - 105)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

3.2.3 Kiểm định thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

3.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Bảng 3.10 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nhân tố 1 2 3 4 QTNB3 .894 QTNB1 .848 QTNB2 .750 QTNB4 .627 QTNB5 .539 KH1 .868 KH2 .841 KH3 .716 DTPT1 .790 DTPT2 .764 DTPT3 .751 TC2 .892 TC1 .655 Eigenvalues 5.981 1.445 1.130 1.068 % of Variance 46.011 11.116 8.692 8.219

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015)

Với kết quả kiểm định KMO là 0.883 lớn hơn 0.5 và p – value (Sig.=0.000) của

kiểm định Barlett bé hơn 0.05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Xem phụ lục). Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, gồm 4 nhân tố: Phương diện tài chính (TC); Phương diện khách hàng (KH); Phương diện quy trình nội bộ (QTNB) và Phương diện đào tạo và phát triển (DTPT), với tổng phương sai trích là 74.038% >

50%. Tức 4 nhân tố này giải thích được 74.038% biến thiên của các biến quan sát. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các nhân tố trong từng yếu tố đều lớn hơn 0.5.

3.2.3.2. Kiểm định độ tin cậy với các nhóm biến thuộc thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Bảng 3.11 Kiểm định Cronbach's Alpha

Nhóm biến Số lƣợng biến Cronbach's Alpha

Phương diện tài chính (TC) 2 0.775

Phương diện khách hàng (KH) 3 0.853

Phương diện quy trình nội bộ (QTNB) 5 0.874

Phương diện đào tạo và phát triển (DTPT) 3 0.820

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015)

Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các thang đo sau khi rút trích từ phân tích EFA đều đạt độ tin cậy (>0.7). Trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy tất cả các biến quan sát có thể được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo.

3.2.3.3 Kiểm định phân phối chuẩn

Bảng 3.12 Kiểm định Sample Kolmogorov-Smirnov

Yếu tố N Kolmogorov-Smirnov Z Sig. (2-tailed)

Phương diện tài chính (TC) 404 1.341 0.058

Phương diện khách hàng 404 1.307 0.069

(KH)

Phương diện quy trình nội bộ 403 1.308 0.067

(QTNB)

Phương diện đào tạo và phát 403 1.283 0.192

triển (DTPT)

Theo kết quả kiểm định kolmogorov-smirnow, cả 4 nhóm nhân tố đều có giá trị Sig.>0.05, tức là không đủ cơ sở bác bỏ H0.

Vì vậy dữ liệu của các nhân tố này đều có phân phối chuẩn, có thể sử dụng tốt trong các bước kiểm định tham số.

3.2.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đối với thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Hình 3.3 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015)

Với thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp CFA được thực hiện với 13 biến quan sát (rút trích từ kết quả phân tích EFA). Nghiên cứu đã đánh giá sự phù hợp của mô hình, đánh giá độ tin cậy thang đo, kiểm định giá trị hội tụ, tính đơn nguyên, giá trị phân biệt đều đạt yêu cầu (Xem phụ lục). Như vậy, ta

có mô hình kết quả từ phân tích CFA đối với thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hình 3.3.

3.3 Kết quả thống kê đánh giá năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 102 - 105)