Các nghiên cứu về năng lực lãnhđạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiến thứ c-

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 28 - 31)

2 Tổng quan nghiên cứu trong nước về năng lực lãnhđạo của giám đốc các doanh

2.1 Các nghiên cứu về năng lực lãnhđạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiến thứ c-

Nghiên cứu của Lê Quân và cộng sự [20] đã tổng hợp kết quả khảo sát 230 giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam. Kết quả cho thấy giám đốc doanh nghiệp nhỏ Việt Nam yếu về các kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự và quản trị tài chính cũng như hạn chế về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng quản lý thời gian…Điểm nổi bật của giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ là phẩm chất thích nghi, kiên nhẫn, sáng tạo và quyết đoán. Tóm lại, nghiên cứu này đã ứng dụng mô hình ASK nêu rõ được các đặc điểm về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có của đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam. Tuy nhiên qui mô mẫu của nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao. Ngoài ra cũng tương tự như một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này phần nào đã đánh giá năng lực quản lý điều hành chung của giám đốc các doanh nghiệp mà chưa tách bạch và đi sâu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ này.

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng [12] đã rút ra năng lực lãnh đạo điều hành cần có của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp gồm những nền tảng sau. Thứ nhất là có tố chất, thái độ lãnh đạo điều hành; thứ hai là có kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo; thứ ba là có kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên theo tác giả bài viết thì hiện nay các CEO của Việt Nam còn có những điểm hạn chế như: có tố chất lãnh đạo điều hành

song thiếu tính đoàn kết và kỷ luật cao; kiến thức, trình độ lãnh đạo điều hành còn thấp và mang số đông; kỹ năng lãnh đạo điều hành vừa thiếu lại vừa yếu. Như vậy thông qua nghiên cứu này đã giúp chúng ta xác định được các kiến thức – kỹ năng – tố chất cần có của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên bài viết này còn mang tính khái quát, chung chung. Chưa đề cập sâu sắc đến năng lực lãnh đạo của các giám đốc doanh nghiệp thông qua nền tảng lý thuyết và các nguồn số liệu kiểm chứng.

Báo cáo của nhóm tác giả Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân, Hồ Như Hải [18]

nhằm thu thập các thông tin xoay quanh về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất liên quan đến năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, ngày càng có nhiều lãnh đạo có trình độ đào tạo sau đại học. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã có những kiến thức và nhìn nhận thực tiễn hơn về bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu này đáng tin cậy và có thể làm cơ sở tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác với nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ hai phía cả bản thân nhà lãnh đạo và cấp dưới của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ cho ta thấy chất lượng của lãnh đạo doanh nghiệp chung chung mà chưa tách bạch được đây là nghiên cứu về năng lực lãnh đạo hay năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo các doanh nghiệp.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Phương Hiền [9] là một công trình nghiên cứu có chất lượng và nhiều điểm mới hơn so với các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo khác ở Việt Nam. Luận án nhận diện yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam là tổng hợp tố chất lãnh đạo (BE), kiến thức lãnh đạo (KNOW) và hành động lãnh đạo (DO). Một điểm mới của luận án đó là đã chỉ ra được ảnh hưởng của năng lực lãnh đạo tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó cả ba yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam đều ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó hành động lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đó đến tố chất lãnh đạo và cuối cùng là kiến thức lãnh đạo. Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu cũng có hạn chế là chưa thu hẹp giới hạn phạm vi nghiên cứu cho một ngành cụ thể ở Việt Nam. Bên cạnh đó đối với khía cạnh kiến thức lãnh đạo, nghiên cứu cũng mới tìm ra được rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa kiến

thức lãnh đạo với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng mở ra một hướng mới cho các nghiên cứu tiếp sau ở Việt Nam.

Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu, bài báo của các nhà nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh về kiến thức - kỹ năng - tố chất của năng lực lãnh đạo.

Nhận diện các yếu tố này sẽ giúp tác giả lựa chọn và tổng hợp từng khía cạnh trong nghiên cứu sau này.

2.2 Các nghiên cứu trong nước về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các bộ phận cấu thành của năng lực lãnh đạo

Luận án tiến sĩ của Đặng Ngọc Sự [22] nhấn mạnh vào việc đánh giá năng lực lãnh đạo thông qua sử dụng mô hình năng lực lãnh đạo theo bộ phận cấu thành gồm 7 năng lực con (tầm nhìn chiến lược, động viên khuyến khích, phân quyền uỷ quyền, gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, ra quyết định, hiểu mình hiểu người, giao tiếp lãnh đạo) và đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tuy nhiên luận án chưa có phần tổng quan rõ ràng và chặt chẽ về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu một cách thuyết phục hơn. Ngoài ra nghiên cứu cũng đã mặc nhiên vận dụng mô hình các nước phát triển mà không cần tính đến sự kiểm nghiệm trong điều kiện, đặc thù Việt Nam, đặc biệt là văn hóa lãnh đạo của người Á Đông.

Luận án Tiến sĩ của Trương Minh Đức [61] đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo. Các năng lực của CEO được đề cập dựa trên bốn nhóm “năng lực con”. Thứ nhất là nhóm năng lực tư duy: bao gồm khả năng nhận thức, tính sáng tạo. Thứ hai là nhóm năng lực lãnh đạo: bao gồm lãnh đạo nhóm, năng lực trao quyền và phân công cấp dưới, năng lực đàm phán, quản lý xung đột, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Thứ ba là nhóm năng lực về quan hệ, bao gồm thông tin và truyền thông, xây dựng niềm tin và các mối quan hệ. Thứ tư là nhóm năng lực cá nhân, bao gồm tính linh hoạt, tự tin, tự lãnh đạo bản thân, khả năng ảnh hưởng và khuyến khích động viên cấp dưới, định hướng thành tích, khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường và các tình huống, đạo đức kinh doanh và năng lực chính trị, khả năng phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên trong luận án chưa tách bạch được năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý nên khía cạnh năng lực của đội ngũ CEO DNNVV Việt Nam được đề cập chung chung.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Trần Văn Đẩu [7] chủ yếu nghiên cứu vai trò người giám đốc trong phạm vi khối doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định dựa trên bốn nhóm: phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, đạo đức và ý thức pháp luật trong kinh doanh. Nhìn chung luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ, chức năng, yêu cầu cần có của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong nền kinh tế thị trường với sự hội nhập, cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên nhìn chung luận án chưa đề cập một cách chi tiết và cụ thể đến năng lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp.

Đề tài cấp Bộ của Trần Thị Vân Hoa [10] đã có đóng góp trong việc nhận diện khung năng lực, xác định khoảng cách “có” và “cần” về năng lực lãnh đạo của CEO Việt Nam. Đây là nghiên cứu đã có sự kết hợp dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình ASK và mô hình tập hợp các “năng lực con” để xây dựng khung năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp. Đề tài đã phác thảo những tố chất, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cần có của CEO Việt Nam cho từng nhóm năng lực dựa trên vai trò lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp: năng lực định hướng mục tiêu, xây dựng viễn cảnh phát triển cho doanh nghiệp; năng lực động viên khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân viên; năng lực tập hợp các nguồn lực làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp; năng lực khởi xướng sự thay đổi. Theo tác giả đóng góp lớn nhất của đề tài là đã cung cấp cho những nhà nghiên cứu về lãnh đạo một phương pháp, cách tiếp cận đánh giá năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp một cách đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, do lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo bao hàm cả kiến thức, kỹ năng và tố chất lãnh đạo nên đề tài không tránh khỏi dàn trải. Các kỹ năng lãnh đạo trong nghiên cứu có đôi chỗ không tách bạch được với kỹ năng quản trị.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 28 - 31)