Số lượng các DNNVV khu vực Bắc miềnTrung

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 63 - 64)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

2.1.1 Số lượng các DNNVV khu vực Bắc miềnTrung

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ [16] về tiêu chí phân loại DNNVV. DNNVV hiện đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia. Những năm gần đây, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển.

Bảng 2.1: Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo qui mô lao động của khu vực Bắc miền Trung

ĐV: Doanh nghiệp

Tiêu chí Năm Năm Năm Năm Năm 2013/2009 2009 2010 2011 2012 2013 +/- % Toàn khu vực 13.974 15.670 18.206 19.271 20.572 6.598 47,22 Thanh Hóa 3.317 3.797 4.419 4.666 5.119 1.802 54,33 Nghệ An 3.799 4.125 5.008 5.400 5.676 1.877 49,41 Hà Tĩnh 1.332 1.653 2.091 2.249 2.433 1.101 82,66 Quảng Bình 1.713 2.010 2.111 2.224 2.272 559 32,63 Quảng Trị 1.221 1.327 1.557 1.765 1.986 765 62,65

Thừa Thiên Huế 2.592 2.758 3.020 2.967 3.086 494 19,06

Nguồn: Tính toán của tác giả từ [28] và [29] DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của khu vực Bắc miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vùng Bắc miền Trung bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và

Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên hơn 50 nghìn km2, dân số hơn10 triệu người, trong đó gần 6,5 triệu người trong độ tuổi lao động[29]. Vùng được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

Kết quả thống kê năm 2013 cho thấy, số lượng DNNVV khu vực Bắc miền Trung (20.572 doanh nghiệp) chiếm đến 98,86% tổng số doanh nghiệp trong khu vực (20.809 doanh nghiệp). Ngoài ra theo số liệu của bảng, ta có thể nhận thấy nếu phân theo tiêu chí về quy mô lao động, DNNVV tại các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh về số lượng. Số lượng DNNVV tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2013. Cụ thể số DNNVV năm 2013 của toàn khu vực tăng 47,22% so với năm 2009. Đặc biệt là tỉnh Hà Tĩnh có tốc độ tăng cao nhất so với các tỉnh khác, số DNNVV năm 2013 của tỉnh tăng 82,66% so với năm 2009; tiếp đến là tỉnh Quảng Trị có tốc độ tăng 62,65%; và thấp nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng năm 2013 so với năm 2009 chỉ đạt 19,06%. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ và lĩnh vực dich vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV tại các tỉnh. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì khối doanh nghiệp siêu nhỏ lại đóng góp không nhiều về số lao động việc làm và đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 doanh nghiệp siêu nhỏ hầu như kinh doanh không có lãi. Cụ thể năm 2011 doanh nghiệp siêu nhỏ của cả nước chỉ tạo được 21% lao động việc làm, tổng thu nhập của người lao động chỉ chiếm 17,1%, doanh thu chiếm 24,5% và đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 14,5% tổng đóng góp của khối DNNVV [28].

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 63 - 64)