Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 74 - 76)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Để đạt mục tiêu hệ thống hóa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV, nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận án là phỏng vấn các chuyên gia. Nhóm chuyên gia có 31 người, được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất có 18 người gồm các chuyên gia, các giảng viên có chuyên ngành giảng dạy liên quan đến quản trị, quản trị nhân sự. Nhóm thứ hai gồm 14 người là là giám đốc của các DNNVV ở ba Tỉnh Thừa Thiên Huế (7 người), Quảng Bình (4 người) và Thanh Hóa (3 người). Hai nhóm chuyên gia này đã cung cấp các thông tin, dữ liệu để xác định các yếu tố hình thành nên khái niệm và thang đo về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp, làm cơ sở phát triển cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

Nhằm xác định các yếu tố cấu thành nên năng lực lãnh đạo của giám đốc, các cuộc phỏng vấn chuyên gia đã được thực hiện với bảng câu hỏi cấu trúc. Đây là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi đã soạn sẵn như nhau. Bản hỏi sẽ bao gồm 3 phần chính gồm nhiều yếu tố được tác giả tổng hợp và liệt kê thuộc từng nhóm. Nhóm 1 liên quan đến các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo được tác giả liệt kê theo 3 yếu tố: kiến thức lãnh đạo - kỹ năng lãnh đạo - phẩm chất lãnh đạo. Nhóm 2 liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo được tác giả liệt kê theo 3 yếu tố: nhóm nhân tố thuộc bàn thân giám đốc doanh nghiệp, nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm tổ chức và nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. Nhóm 3 liên quan đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp được tổng hợp và liệt kê theo 4 nhóm: Phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện quy trình nội bộ và phương diện đào tạo và phát triển. Các chuyên gia sẽ đánh giá về sự cần thiết của các yếu tố này trong việc cấu thành nên các nhóm, với mức độ đánh giá là “không cần thiết” và “ cần thiết”.

-Về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo: Tất cả ý kiến của giảng viên và giám đốc DNNVV tham gia phỏng vấn đều đồng tình với các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất được đưa ra. Ngoài ra nhóm chuyên gia cũng nhất trí cao đối với đề xuất riêng của tác giả là bổ sung thêm kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh

nghiệp vào trong các kỹ năng liên quan đến công tác lãnh đạo của giám đốc DNNVV. Nhóm chuyên gia cũng thống nhất việc đưa thêm kiến thức về lãnh đạo bản thân, kiến thức về trách nhiệm xã hội, kiến thức về văn hóa doanh nghiệp để có sự phù hợp với các yếu tố về kỹ năng và phẩm chất.

- Về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo: Nhóm chuyên gia đều đồng ý các yếu tố ảnh hưởng sẽ được chia thành ba nhóm: nhóm nhân tố thuộc về bản thân giám đốc DNNVV; nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của tổ chức; và nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô. Ngoài ra nhóm chuyên gia cũng chia sẻ nhiều ý kiến ủng hộ với đề xuất bổ sung thêm yếu tố kinh nghiệm vào nhóm nhân tố thuộc về bản thân giám đốc DNNVV; bổ sung đặc điểm đội ngũ nhân lực trong tổ chức như liên quan đến trình độ, phẩm chất, năng lực…vào nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của tổ chức.

- Về các yếu tố phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Cả nhóm giảng viên và nhóm giám đốc DNNVV đều nhất trí cao việc sử dụng công cụ BSC với bốn phương diện: Tài chính, Khách hàng, Qui trình nội bộ, Đào tạo và phát triển để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm chuyên gia cũng đồng ý với việc đề nghị bổ sung thêm yếu tố “Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại” và “Các chương trình hoạt động xã hội của doanh nghiệp tăng” vào phương diện Qui trình nội bộ; tiêu chí “Số lượng khách hàng mới tăng” vào phương diện Khách hàng, và tiêu chí “Hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả” vào phương diện Qui trình nội bộ.

Nhìn chung cả hai nhóm chuyên gia đều khá tương đồng trong việc đánh giá về sự cần thiết của các nhóm yếu tố mà tác giả chuẩn bị từ trước. Ngoại trừ một số các yếu tố thuộc về kiến thức và kỹ năng lãnh đạo bản thân thì được các giám đốc đánh giá cần thiết hơn so với nhóm giảng viên; kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, kiến thức về chính trị và trách nhiệm xã hội và kiến thức và kỹ năng về văn hóa doanh nghiệp lại được nhóm giảng viên đánh giá cần thiết hơn so với ý kiến của các giám đốc doanh nghiệp.

- Riêng thang đo để đo lường về kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo thẻ điểm BSC, các chuyên gia đề nghị cần được lượng hóa cụ thể hơn bằng thang điểm Likert theo mức độ hoàn thành so với kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra. Cụ thể:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Không hoàn Không hoàn Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành thành so với kế thành so với kế đúng với kế vượt mức so vượt mức so hoạch đặt ra hoạch đặt ra ở hoạch 100% với kế hoạch từ với kế hoạch dưới mức 80% mức 80% đến 101% đến mức trên mức 120%

99% 120%

- Ngoài ra trong phần nghiên cứu định tính này, một số tên gọi đã được các chuyên gia góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện các DNNVV ở

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhanh đối với 10 giám đốc DNNVV tại thành phố Huế nhằm đánh giá nội dung, hình thức và mức độ phù hợp về mặt từ ngữ được sử dụng trong bảng hỏi nháp. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành hiệu chỉnh, hoàn thiện thành thang đo chính thức sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 74 - 76)