Đối tượng, nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 34 - 36)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

3.3 Đối tượng, nội dung nghiên cứu

Qua phần tổng quan tài liệu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo trong và ngoài nước, theo nhìn nhận của tác giả với những khác biệt về văn hoá, phong tục, tập quán cũng như sự biến đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh thì chủ đề này đã và vẫn sẽ còn nhiều “khoảng trống” để nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy tác giả đã nhận diện các cơ hội nghiên cứu trong luận án của mình như sau;

Đối tượng nghiên cứu: Trong rất nhiều nghiên cứu như đã phân tích, các tác giả không làm rõ nội hàm sự khác biệt giữa “hoạt động lãnh đạo” và “hoạt động quản lý”, giữa “năng lực lãnh đạo” và “năng lực quản lý”. Điều này không tách bạch nên gây khó khăn trong việc xây dựng khung năng lực, bởi mỗi hoạt động, mỗi vị trí lãnh đạo sẽ có những chức năng, nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Bởi vậy trong luận án của tác giả sẽ chỉ đi sâu vào nội hàm năng lực lãnh đạo của giám đốc điều hành DNNVV mà không đề cập đến vấn đề về quản lý, về năng lực quản lý.

Về nội dung nghiên cứu: Rất ít nghiên cứu trong nước đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV và mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án sẽ vận dụng lý thuyết lãnh đạo và kinh nghiệm thế giới, thông qua thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố khác nhau đến năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp và mối liên hệ của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung.

KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan là sự tổng hợp, phân tích, đánh giá các nghiên cứu như bài báo khoa học, kỷ yếu của Hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ,…liên quan đến năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV đã được nghiên cứu và công bố trong nước cũng như ở nước ngoài. Qua đó, luận án đã rút ra được hai xu hướng cơ bản khi tiếp cận nghiên cứu về năng lực lãnh đạo đó là nghiên cứu về năng lực lãnh đạo theo hướng tiếp cận về kiến thức – kỹ năng – phẩm chất/ hành

vi/ thái độ của nhà lãnh đạo. Và xu hướng thứ hai là các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo theo hướng tiếp cận các bộ phận cấu thành –các “năng lực con”. Qua phần tổng quan tài liệu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo trong và ngoài nước, theo nhìn nhận của tác giả thì chủ đề này đã và vẫn sẽ còn nhiều “khoảng trống” để nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy tác giả đã nhận diện các cơ hội nghiên cứu trong luận án của mình như về khung lý thuyết, phương pháp, nội dung nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 34 - 36)