Thông qua các bước tìm hiểu KTV đã có những hiểu biết cơ bản về HTKSNB của công ty CP Sao Mai, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán như sau:
- Với kinh nghiệm kiểm toán nhiều năm, đội ngũ KTV có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao, khả năng xét đoán nhận định vấn đề nhạy bén,
KTV không thể nhận ra BCTC còn sai sót trọng yếu là rất thấp. Do đó, KTV chấp nhận rủi ro kiểm toán ở mức thấp là 5% (AR=5%).
- Công ty CP Sao Mai là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sàn xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng thuỷ hải sản. Số lượng nhà cung cấp nhiều cộng với số dư nợ phải trả lớn là tăng độ phức tạp của khoản mục nợ phải trả và việc thiếu sót trong ghi nhận là việc không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó mục đích chủ yếu của công ty khi mời kiểm toán là để công bố cho cổ đông cũng như thu hút thêm các khoản đầu tư từ bên ngoài, phía Ban Giám đốc của công ty có thể dựa vào tính chất của khoản mục là rất khó phát hiện khi khai thiếu nghiệp vụ để làm giảm chi phí nhằm làm đẹp BCTC. Dựa trên sự trên sự phân tích tình hình kinh tế tại công ty, đồng thời đưa ra một số câu hỏi về đánh giá áp lực với Ban Giám đốc và Kế toán trưởng (xem bảng 3.3) KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức khá cao là 70% (IR=70%).
Bảng 3.3: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG
Câu hỏi Có Không
1. Công ty có ý định thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài hay không?
2. Công ty có nhiều khoản nợ bất thường không? 3. Kế toán trưởng có chịu áp lực từ ban giám đốc không?
4. Công ty có giao dịch với nhà cung cấp ngoài nước hay không?
5. Khoản mục nợ phải trả có nhiều biến động hay không? 6. Số phát sinh của khoản mục nợ phải trả lớn hay không?
(Nguồn: KTV tổng hợp)
- Thông qua bảng câu hỏi và thực hiện C210 – Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình mua hàng, phải trả (xem phụ lục 03). Từ đó cho thấy HTKSNB của công ty CP Sao Mai là khá hữu hiệu. Các thủ tục kiểm soát có thể ngăn ngừa được sai sót và gian lận. Dựa vào kinh nghiệm, KTV chính đã đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình là 30% (CR=30%).
- Rủi ro phát hiện được đánh giá sơ bộ như sau:
Với rủi ro phát hiện là 23,81% cho thấy khi áp dụng các thủ tục kiểm toán nhưng KTV vẫn không phát hiện được các sai lệch trọng yếu của các khoản nợ phải trả là 23,81%.
b. Xác lập mức trọng yếu
Do Công ty CP Sao Mai có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định và người sử dụng có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, doanh thu, tài sản thuần nên KTV chọn chỉ tiêu tổng tài sản để xác định mức trọng yếu tổng thể của BCTC.
Bảng 3.4: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (PM)
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
1 Tiêu chí được sử Tổng tài sản Tổng tài sản
dụng để tính PM
Nguồn số liệu để BCTC trước BCTC đã điều
2 chỉnh sau kiểm
xác định PM kiểm toán toán
Lý do lựa chọn 3 tiêu chí này để xác
định mức trọng yếu
4 Giá trị tiêu chí (a) 157.316.814.089 157.316.814.089 được lựa chọn
Điều chỉnh ảnh
hưởng của các biến (b) - -
động bất thường
5 Giá trị tiêu chí (c)=(a)-(b) 157.316.814.089 157.316.814.089 được lựa chọn
6 Tỷ lệ sử dụng để (d) ước tính PM
Lợi nhuận trước 7,0% - -
thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 1,0% - - 3% Vốn chủ sở hữu: 2,0% - - 1%-5% Tổng tài sản và 2,0% 3.146.336.282 3.146.336.282 vốn: 1% - 2%
lệ này: 8 Mức trọng yếu (e)=(c)*(d) 3.146.336.282 3.146.336.282 tổng thể 9 Mức trọng yếu (f)=(e)*(50% 1.573.168.141 1.573.168.141 thực hiện - 50% -75%) Ngưỡng sai sót 10 không đáng kể/ (g)=(f)*4% 62.926.726 62.926.726 Sai sót có thể bỏ (tối đa)
qua
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Chênh lệch 1 Mức trọng yếu tổng 3.146.336.282 7.944.110.484 (4.797.774.202) thể 2 Mức trọng yếu thực 1.573.168.141 3.972.055.242 (2.398.887.101) hiện Ngưỡng sai sót 3 không đáng kể/ sai 62.926.726 158.882.210 (95.955.484) sót có thể bỏ qua
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế kiểm toán công ty CP Sao Mai)
3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán